Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 30584 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học tự nhiên
Phát hiện một loài thực vật mới thuộc họ Diệp hạ châu (Phyllanthaceae) (25/12/2015)
Trong khuôn khổ chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Viện sinh học nhiệt đới (ITB) thuộc Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (VAST) và Trung tâm bảo tồn sinh thái châu Á thuộc Đại học Kyushu, Nhật Bản, các nhà khoa học vừa phát hiện và mô tả một loài thực vật mới thuộc họ Diệp hạ châu (Phyllanthaceae) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, Khánh Hòa, được đặt tên là Tai nghé Hòn Bà (Aporosa tetragona Tagane & V.S. Dang). Tên loài được đặt theo cấu trúc 4 cạnh của nhụy hoa và trái.
Chi Tai nghé (Aporosa Blume) là một chi lớn với khoảng 82 loài, phân bố chủ yếu ở khu vực phía Nam và Đông Nam châu Á. Riêng ở Việt Nam, chi này có khoảng 11 loài và 2 thứ, thường gặp ở rừng thứ sinh từ thấp lên đến độ cao hơn 2.000 m.
Loài Tai nghé Hòn Bà (Aporosa tetragona Tagane & V.S. Dang) có đặc điểm: cây gỗ nhỏ, cao 3 m, cành không lông. Lá hình xoan đến bầu dục, kích thước (6,8)9 - 16,5 x 3,9 - 7 cm; gốc hình nêm đến tròn, đầu nhọn có mũi; bìa nguyên. Hoa mọc ở đầu cành, có lông; lá bắc rộng hình tam giác. Trái có 4 cạnh, không lông; hạt 2 đến 3. Tai nghé Hòn Bà mới chỉ tìm thấy ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, Khánh Hòa, với một quần thể nhỏ mọc dọc theo khe suối ven bìa rừng cây lá rộng thường xanh, ở độ cao từ 200 - 400 m.
Phát hiện này được đăng trên tạp chí chuyên ngành Phytokeys, số 57, trang 51-56, ngày 2/12/2015.
Nguồn: vista.vn (Theo Báo Khoa học phổ thông, 12/2015)
- Hòn đảo Bắc Cực rộng 1,1 triệu m2 biến mất (18/11/2024)
- Tại sao Nevada sở hữu những mỏ lithium khổng lồ? (12/11/2024)
- Dòng sông khí quyển dịch chuyển về hai cực Trái Đất (05/11/2024)
- El Niño và La Niña đã xảy ra trong 250 triệu năm qua (30/10/2024)
- Phát hiện loài cóc răng mới chỉ có tại Việt Nam (21/10/2024)
- Bão mặt trời cực mạnh "tấn công" Trái Đất ngày 10/10 (15/10/2024)