Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 13236
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học tự nhiên

Phát hiện một loài vi khuẩn mới có thể ăn chai nhựa (17/03/2016)

Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy một loài vi khuẩn có khả năng ăn nhựa polyethylene terephthalate (PET), loại nhựa có trong hầu hết các chai nước dùng một lần.

Phát hiện này, được công bố trên tạp chí Science, có thể đưa đến các phương pháp mới để quản lý hơn 50 triệu tấn nhựa PET được sản xuất trên toàn thế giới mỗi năm.

Nhựa PET cũng có trong quần áo polyester, khay đựng thực phẩm đông lạnh và bao bì. Một phần của sự hấp dẫn của PET là nó có trọng lượng nhẹ, không màu và bền. Tuy nhiên PET có nhược điểm là nó có khả năng kháng vi khuẩn rất tốt, do đó khó bị phân hủy sinh học.

Các nghiên cứu trước đã tìm thấy một vài loài nấm mới có thể phát triển trên PET, nhưng cho đến nay, chưa ai tìm thấy bất kỳ loại vi khuẩn nào có thể ăn được PET.

Để tìm ra vi khuẩn ăn nhựa PET như được mô tả trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Công nghệ Kyoto và Đại học Keio đã thu thập 250 mẫu ô nhiễm chứa PET bao gồm cả trầm tích, đất và nước thải từ một địa điểm tái chế chai nhựa.

Tiếp theo họ sàng lọc các vi khuẩn sống trên các mẫu này để xem có loài nào trong số chúng ăn PET và sử dụng nó để phát triển không. Ban đầu, họ tìm thấy một số loài vi khuẩn liên kết với nhau để phá vỡ màng PET, nhưng cuối cùng họ phát hiện ra rằng chỉ một loại trong số đó chịu trách nhiệm phân rã PET và họ đặt tên cho vi khuẩn này là Ideonella sakainesis.

Kiểm tra sau đó trong phòng thí nghiệm cho thấy vi khuẩn Ideonella sakainesis sử dụng hai enzyme để phá vỡ PET. Sau khi dính vào bề mặt PET, vi khuẩn tiết ra một loại enzyme để tạo ra một chất hóa học trung gian. Sau đó các enzym này sẽ được vi khuẩn hấp thụ lại và chúng trở thành “thức ăn” cung cấp cho vi khuẩn lượng carbon và năng lượng để loài vi khuẩn này phát triển.

Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng một cộng đồng Ideonella rakaiensis hoạt động theo cách này có thể phá vỡ một màng mỏng PET trong suốt sáu tuần nếu nhiệt độ được giữ ổn định ở 86 độ Fahrenheit.

Mincer cho biết nghiên cứu này rất ấn tượng và cho thấy những sinh vật này đã ăn nhựa PET khá tốt. Tuy nhiên, ông cho biết vẫn chưa rõ liệu nó sẽ giúp loại bỏ PET ra khỏi môi trường, ví dụ như đại dương, hay không. “Tôi không biết liệu vi khuẩn phân hủy chất dẻo có tốt hơn so với việc nấu chảy chúng để làm ra các chai nhựa mới không”, Ông nói thêm.

Ông cũng cho biết nghiên cứu này có thể làm cho việc xác định các vi khuẩn khác có thể có khả năng phân rã PET tương tự dễ dàng hơn.

Nguồn: vista.gov.vn (Theo Phys.org)