Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 4198
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học tự nhiên

Phát hiện vi khuẩn lam sống ở sâu dưới lòng đất 600m nơi không có ánh nắng mặt trời (18/10/2018)

Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Tây Ban Nha, Đức và Hoa Kỳ đã phát hiện ra loại vi khuẩn lam có khả năng sống sâu dưới lòng đất 600m nơi không có ánh nắng mặt trời. Nghiên cứu đã được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia.

 

 

 

Các dấu hiệu vi khuẩn trong các mẫu lõi sâu được phát hiện bằng xét nghiệm miễn dịch của Chip phát hiện sự sống. Ảnh: PNAS

 

Vùng Rio Tinto ở Tây Ban Nha từ lâu đã trở thành một địa điểm được ví như sao Hỏa - quang cảnh nơi đây có màu đỏ do sự phong phú của các khoáng chất sắt và lưu huỳnh. Vì khu vực này có nhiều điểm tương đồng với sao Hỏa, nên các nhà khoa học đã nghiên cứu các mẫu đá được thu thập từ trên bề mặt và dưới lòng đất để tìm hiểu rõ hơn về những dạng sự sống tồn tại ở nơi cằn cỗi này. Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã khoan một lỗ sâu 613m để xem xét các mẫu đá nằm sâu dưới bề mặt. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra vi khuẩn lam sống trong các khe nứt và vết nứt trong các mẫu. Các vi khuẩn khác đã được tìm thấy sống xa khu vực này, nhưng vi khuẩn lam lại không như vậy. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn tin rằng vi khuẩn lam cần ánh nắng mặt trời mới sinh tồn được.

 

Vi khuẩn lam khai thác năng lượng thông qua quá trình quang hợp đòi hỏi ánh nắng mặt trời. Vi khuẩn lam cũng nằm trong số các dạng sự sống lâu đời nhất hành tinh. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng chúng bổ sung oxy vào khí quyển, làm cho các dạng sự sống khác có thể phát triển.

 

Ngạc nhiên vì phát hiện mới, nhóm nghiên cứu đã quay trở lại lấy nhiều mẫu vật hơn bằng các phương thức thận trọng để đảm bảo các mẫu vật không bị nhiễm bẩn. Kết quả đã phát hiện ra một nhóm vi khuẩn lam sống tại các túi khí trong đá.

 

Để xác định khả năng sinh tồn của vi khuẩn lam khi không có ánh nắng mặt trời, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra chúng dưới kính hiển vi. Về mọi khía cạnh, vi khuẩn lam giống như các vi khuẩn cùng loại sống trên bề mặt tại khu vực xung quanh. Khi kiểm tra không khí trong các túi khí, các nhà khoa học đã phát hiện ra những sinh vật nhỏ bé này tiêu thụ khí hydro với bằng chứng là nồng độ hydro thấp tại nơi vi khuẩn lam được phát hiện. Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy vi khuẩn lam dưới lòng đất có khả năng thích ứng nhỏ với hệ thống quang hợp của chúng, cho phép chúng sử dụng một "van an toàn" để sản sinh năng lượng. Trong các vi khuẩn lam khác, van được sử dụng để giải phóng năng lượng dư thừa nhằm ngăn chặn hiện tượng quá nóng khi ánh nắng mặt trời dồi dào.

 

Nguồn: N.P.D (NASATI)/www.vista.gov.vn

Cập nhật: 12/10/2018