Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 20420 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học tự nhiên
Phát triển cơ quan cơ thể sống từ các tế bào tạo ra trong phòng thí nghiệm (12/09/2014)
Các nhà khoa học từ Trung tâm Y học tái sinh MRC tại Đại học Edinburgh đã phát triển được một cơ quan đầy đủ chức năng ở động vật sống bằng cách cấy các tế bào ban đầu được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Nghiên cứu này có thể hỗ trợ trong việc phát triển các cơ quan thay thế được phát triển trong phòng thí nghiệm trong tương lai.
Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã phát triển được một cơ quan đầy đủ chức năng từ các tế bào tạo ra trong phòng thí nghiệm cấy ghép vào một động vật sống. Các nhà nghiên cứu đã tạo ra tuyến ức - một cơ quan ở cạnh tim sản xuất các tế bào miễn dịch, gọi là tế bào T, rất quan trọng cho cơ thể bảo vệ chống lại bệnh tật. Họ hy vọng rằng, với nghiên cứu sâu hơn, thành công này có thể dẫn đến các phương pháp điều trị mới cho những người bị suy yếu hệ miễn dịch.
Nhóm nghiên cứu từ Trung tâm Y học tái sinh MRC tại Đại học Edinburgh đã lấy các tế bào gọi là nguyên bào sợi từ phôi chuột để chuyển thành một loại tế bào hoàn toàn khác, gọi là các tế bào tuyến ức, bằng cách sử dụng kỹ thuật tái lập trình. Các tế bào tái lập trình này đã thay đổi hình dạng trông giống như các tế bào tuyến ức và cũng có khả năng hỗ trợ sự phát triển của các tế bào T trong phòng thí nghiệm - một chức năng đặc thù của riêng các tế bào tuyến ức. Khi các nhà nghiên cứu trộn các tế bào tái lập trình với các loại tế bào tuyến ức quan trọng khác rồi cấy chúng vào chuột, các tế bào này đã hình thành một cơ quan thay thế. Cơ quan mới có cùng cấu trúc, sự phức tạp và chức năng giống như một tuyến ức trưởng thành khỏe mạnh. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo được toàn bộ một cơ quan sống từ các tế bào được tạo ra ở bên ngoài của cơ thể bằng kỹ thuật tái lập trình.
Những bệnh nhân bị rối loạn tuyến ức có thể được điều trị bằng cách truyền các tế bào miễn dịch bổ sung hoặc ghép cơ quan tuyến ức ngay sau khi sinh. Vấn đề là ở chỗ cả hai cách này đều bị hạn chế do thiếu người cho và các vấn đề mô phù hợp với người nhận. Với những nghiên cứu sâu hơn, các nhà nghiên cứu hy vọng rằng các tế bào phát triển trong phòng thí nghiệm của họ có thể tạo cơ sở điều trị cấy ghép tuyến ức cho những người có hệ miễn dịch bị suy yếu. Kỹ thuật này cũng có thể cung cấp phương pháp tạo ra các tế bào T trong phòng thí nghiệm phù hợp với bệnh nhân có thể được sử dụng trong liệu pháp tế bào.
Những phương pháp điều trị như vậy sẽ mang lại lợi ích cho bệnh nhân cấy ghép tủy xương, bằng cách giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi hệ thống miễn dịch của họ sau khi cấy ghép. Phát hiện này cũng mang lại hy vọng cho trẻ sơ sinh bị các chứng di truyền ngăn cản tuyến ức phát triển bình thường. Những người lớn tuổi cũng có thể hưởng lợi bởi tuyến ức là cơ quan đầu tiên bị suy yếu do tuổi tác.
Nguồn: www.vista.vn (Theo Nature Cell Biology)
- Hòn đảo Bắc Cực rộng 1,1 triệu m2 biến mất (18/11/2024)
- Tại sao Nevada sở hữu những mỏ lithium khổng lồ? (12/11/2024)
- Dòng sông khí quyển dịch chuyển về hai cực Trái Đất (05/11/2024)
- El Niño và La Niña đã xảy ra trong 250 triệu năm qua (30/10/2024)
- Phát hiện loài cóc răng mới chỉ có tại Việt Nam (21/10/2024)
- Bão mặt trời cực mạnh "tấn công" Trái Đất ngày 10/10 (15/10/2024)