Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 9614 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Phòng và trị bệnh mềm vỏ trên tôm (14/03/2018)
Bệnh mềm vỏ thường xảy ra ở tôm nuôi. Tôm bị bệnh có các biểu hiện: vỏ mềm, mỏng; vỏ có màu sẫm, bị nhăn, gồ ghề…; tôm dễ bị cảm nhiễm với các bệnh nhiễm khuẩn, nấm, protozoa. Tôm bị mềm vỏ thường yếu ớt, phát triển chậm, có thể chết rải rác.
1. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh:
- Do dinh dưỡng: Tôm thiếu vitamin và khoáng chất, đặc biệt thiếu hàm lượng canxi và phospho. Khi tôm lột xác để tạo lớp vỏ mới, thông thường lớp vỏ mới sẽ cứng trở lại trong vòng 24 giờ, tuy nhiên nếu không cung cấp đủ các khoáng chất cần thiết để tôm tạo vỏ, vỏ tôm sẽ bị mềm, mỏng…
- Do môi trường:
+ Nước ao nuôi nhiễm chất thải công nghiệp, nông nghiệp, hoặc dư lượng hóa chất, đặc biệt là thuốc trừ sâu.
+ Nước có độ mặn thấp hoặc độ kiềm thấp. Ngoài ra, có thể còn do tôm nuôi quá dày, môi trường nuôi thường xuyên biến động.
2. Phòng bệnh
Trong công tác cải tạo ao, thực hiện đúng quy trình theo 3 bước: cải tạo bằng cơ học, hóa học và sinh học (lưu ý, không lạm dụng hóa chất hoặc dùng thuốc trừ sâu để cải tạo ao).
- Ngoài ao nuôi chính, nên có ao lắng để chứa nước dự trữ, đảm bảo nước sạch khi cần cung cấp cho ao nuôi, tránh lấy nước trực tiếp ngoài sông rạch chưa qua xử lý.
- Chọn giống tốt, đã qua kiểm dịch đạt chuẩn.
- Thả giống với mật độ vừa phải.
- Trong quá trình nuôi hạn chế ao bị mất tảo….
- Ngoài việc định kỳ tạt khoáng cho tôm, trong khẩu phần ăn thường xuyên bổ sung thêm Bio VitaminC 10% cho tôm ăn mỗi ngày, nhằm phòng tôm thiếu khoáng và vitamin.
- Thường xuyên đo các thông số môi trường (2 lần/ngày) ở thời gian cố định (sáng, chiều), để có thể can thiệp kịp thời khi môi trường biến động. Phải đảm bảo độ kiềm 80 - 120 mg/lít (tôm sú) và 120 - 160 mg /lít (tôm thẻ); pH 7,5 - 8,5.
- Bờ ao có đập tràn: để thoát nước mưa (khi mưa lớn), chống ngọt hóa.
3. Trị bệnh
Trong quá trình nuôi tôm, thường xuyên theo dõi đàn tôm để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường.
Khi kiểm tra phát hiện tôm có dấu hiệu mềm vỏ: phải nhanh chóng can thiệp ngay bằng cách tăng cường cung cấp oxygen, đồng thời tạt vôi và Dolomite để tăng kiềm, đưa pH lên 8,3 - 8,5.
Tạt vi sinh Bio Bacter và Bio Yucca để cải thiện chất lượng nước, giảm khí độc trong ao, tạo môi trường thông thoáng.
Cho tôm ăn Bio Calphos với liều gấp đôi so liều phòng. Ngoài ra, cần bổ sung thêm Bio Hepatic nhằm tăng khả năng đào thải, thanh lọc độc tố, cân bằng quá trình trao đổi chất, giúp tôm cứng vỏ trở lại và tăng trưởng bình thường.
Nguồn: Tạp chí Thủy sản Việt Nam
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh (09/12/2024)
- Phòng bệnh ký sinh trùng trên cá bớp (25/11/2024)
- Tôm bị mềm vỏ sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả (12/11/2024)
- Môi trường mang thai của heo nái hậu bị ảnh hưởng tới sự phát triển trí não ở heo (30/10/2024)
- Bệnh lưỡi xanh: Cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng ngừa (15/10/2024)
- Một số kỹ thuật úm gà con (01/10/2024)