Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 24813
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học tự nhiên

Phương pháp đơn giản kết tủa phốt pho trong nước thải của nhà máy bột giấy (10/12/2012)

Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Aalto (Phần Lan) đã phát triển một phương pháp đơn giản để giảm lượng phốt pho trong nước thải của nhà máy bột giấy. Phương pháp này gọi là kết tủa đồng thời, sử dụng sắt sunphat. Vì hoạt động kết tủa diễn ra cùng thời điểm với xử lý nước thải bằng vi sinh vật, do đó sẽ không cần giai đoạn xử lý riêng rẽ.

Sắt phốt pho được bổ sung vào nước thải trước khi xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học và phốt pho hòa tan trong nước, kết tủa với sinh khối tại nhà máy bột giấy. Cuối cùng, phốt pho được thải loại khỏi nhà máy cùng với bùn. Ở Phần Lan, bùn thường được đốt cháy, trong trường hợp này, phốt pho sẽ có trong tro và sau đó tái sử dụng như dưới dạng phân bón.

Theo Sakari Toivakainen, nhà nghiên cứu đang chuẩn bị luận án tiến sỹ tại Đại học Aalto, lượng phốt pho trong nước thải giảm đến hơn 80%, khi sắt được cung cấp vào quy trình xử lý ở mức 10 mg.

Các cơ quan công quyền đang kêu gọi giảm phát thải phốt pho. Vì lý do này, nhiều nhà máy đã sử dụng giải pháp kết tủa tiền xử lý bổ sung, thường được thực hiện nhờ có nhôm. Kết tủa tiền xử lý bằng nhôm tạo ra bùn khó xử lý. Trong khi đó, kết tủa đồng thời không cần đến các thiết bị xử lý nước thải bổ sung, do đó không cần thêm năng lượng để xử lý nước. Lợi thế nữa của phương pháp này là sắt sunphat là hóa chất rẻ tiền.  

Các thử nghiệm với phương pháp mới trong phòng thí nghiệm và tại khu vực xử lý nước thải của nhà máy bột giấy đã mang lại kết quả triển vọng. Từ quan điểm về bảo vệ môi trường tổng thể và phát triển bền vững, phương pháp tốt nhất thường là phương pháp tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu chất thải. Nhờ có phương pháp kết tủa đồng thời, có thể bỏ qua toàn bộ các giai đoạn xử lý nước thải bổ sung, giảm lượng chất thải rắn và tiết kiệm năng lượng. Phương pháp này tiết kiệm hàng trăm nghìn euro chi phí vận hành, do giảm tiêu thụ năng lượng và nhu cầu hóa chất bổ sung. 

Nguồn: NASATI