Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 68552 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Phương pháp xử lý nước trong nuôi lươn không bùn (08/12/2021)
Việc xử lý, thay nước hàng ngày trong nuôi lươn không bùn có ý nghĩa rất quan trọng. Do đó, bà con cần nắm được quy trình, phương pháp xử lý nước giúp lươn phát triển tốt.
1. Một số chỉ tiêu chất lượng nước cơ bản cho nuôi lươn không bùn:
- Nuôi lươn không bùn sử dụng nhiều nguồn nước khác nhau như: nước mưa, nước máy, nước giếng khoan, nước sông... nhưng tất cả cần phải được xử lý trước khi cấp vào hệ thông nuôi và cần phải đạt được các tiêu chí sau:
+ Ô-xy hòa tan: Lớn hơn 2mg/l
+ Nhiệt độ: 25-320C
+ Nồng độ Amonicac (NH3), Amoni (NH4) nhỏ hơn 2mg/l
+ Độ pH (thang đo tính Axit, Bazơ) dao động trong khoảng từ 6,5-8,5.
2. Phương pháp xử lý nước:
- Hiện nay, việc sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý nước trước khi cấp nước cho lươn được xem là xu thế thích ứng. Hệ thống xử lý nước bằng phương pháp sinh học gồm ao chứa, ao lắng và bể lọc cơ học. Tuỳ theo nhu cầu lượng nước cần dùng cho bể lươn mà diện tích ao chứa, ao lắng, bể lọc có thể thay đồi nhưng phải đảm bảo đủ nước cấp cho bề lươn từ 7-10 ngày sau một lần xử lý. Công dụng của từng bể như sau:
+ Ao chứa dùng để cấp nước cho bể lươn.
+ Bể lọc cơ học để lọc chất hữu cơ, vi khuẩn trong nước từ ao lắng lên và cấp cho bể chứa.
+ Ao lắng để chứa nước thải từ bể lươn và cấp nước qua bể lọc cơ học. Ao lắng có thể tận dụng để nuôi thuỷ sản ăn phù du như cá sặc rằn, cá rô phi.
- Ao chứa là ao đất được lót bạt hay xây dựng bể nổi trên mặt đất có lót bạt. Ao chứa phải che chắn ánh sáng, tránh lá cây, bụi bẩn rơi vào. Nước trong ao chứa được xử lý bằng Iodine hoặc thuốc tím (KMnO4) trong 24 giờ với liều lượng như trên bao bì. Trong trường hợp cần nước gấp có thể xử lý bể chứa bằng Chlorine với nồng độ 30ppm sau đó sục khí ngoài nắng trong 12 giờ là có thể sử dụng nước cấp cho lươn.
- Bể lọc cơ học: Sử dụng phi nhựa có thể tích từ 300 lít được bố trí 4 lớp gồm: lớp sỏi, cát mangan (có thể thay thế bằng than hoạt tính), cát xây và lớp sỏi. Bể này chỉ có tác dụng lọc các hợp chất hữu cơ trong nước được lấy từ ao lắng, kênh rạch, sông. Nên lấy nước ao lắng để kiểm soát hoá chất độc hại từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, nếu vào mùa khô ao lắng bị giảm lượng nước do bốc hơi có thể cấp nước từ sông, kênh, rạch những lúc nước lớn.
- Ao lắng được lót bạt hay tấm lợp Fibro xung quanh mé bờ có thể tích tuỳ theo lượng nước cần dùng, có độ sâu lớn hơn 1,5m. Thiết kế ao lắng thường có diện tích lớn hơn ao chứa 1,5 lần, vì sau 7-10 ngày nước trong ao chứa cấp cho bể nổi không hết có thể xả xuống ao lắng để phòng ngừa nước bị nhiễm khuẩn hay lên tảo. Nước ao lắng được xử lý Iodine, vôi bột 15 ngày/lần, sau 24 giờ xử lý thêm chế phẩm vi sinh để xử lý nước.
* Lưu ý: Lươn rất mẫn cảm với môi trường, dễ sốc nhiệt; tuỳ theo thời tiết, độ tuổi để có sự điều chỉnh hợp lý khi xả nước bẩn từ trong bề nuôi ra ngoài và bơm nước sạch vào trong bể.
- Thông thường việc xả nước bẩn và bơm nước sạch được thực hiện cùng lúc, nên thay nước sau khi đã cho lươn ăn.
- Mực nước bơm vào bể theo sự trưởng thành của lươn, khi còn nhỏ, mực nước tối thiểu ngập đàn lươn trên 10cm; lươn nhỡ là trên 20cm; lươn thương phẩm (loại 300g/con) khoảng 35cm trở lên./.
Nguồn:thuysanvietnam.vn
- Nghiên cứu và phát triển một số giống bông kháng sâu mới tại Điện Biên và Sơn La (25/12/2024)
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh (09/12/2024)
- Phòng bệnh ký sinh trùng trên cá bớp (25/11/2024)
- Tôm bị mềm vỏ sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả (12/11/2024)
- Môi trường mang thai của heo nái hậu bị ảnh hưởng tới sự phát triển trí não ở heo (30/10/2024)
- Bệnh lưỡi xanh: Cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng ngừa (15/10/2024)