Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 59977
Tổng truy cập : 57,998

Tin KH & CN Hải Phòng

SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ HỢP TÁC GIỮA VIỆN KH&CN VIỆT NAM VÀ UBND TỈNH QUẢNG NINH (13/06/2011)

Ngày 27/05/2011, tại TP Hạ Long, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ninh đã tổ chức thẩm định nhiệm vụ khoa học “Kiểm kê đánh giá hiện trạng đất ngập nước tỉnh Quảng Ninh bằng công nghệ viễn thám đa thời gian và GIS để phục vụ đề xuất định hướng phát triển bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai” do Viện địa lý –Viện KH&CN Việt Nam chủ trì. Đề tài nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện KH&CN Việt Nam và UBND tỉnh Quảng Ninh năm 2011 -2012.

Tham gia hội nghị có ông Trần Văn Minh, Tỉnh ủy viên - GĐ Sở KH&CN, ông Nguyễn Đình Kỳ -Viện trưởng Viện địa lý và đại diện các Sở, ban, ngành trong tỉnh.

Mục tiêu của đề tài là sử dụng tư liệu viễn thám đa thời gian để kiểm kê, phân loại toàn bộ các đơn vị ngập nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện dưới dạng cơ sở dữ liệu GIS tỉ lệ 1: 25 000; chuyển giao công nghệ xây dựng cơ sở dữ liệu đất ngập nước trên cơ sở ứng dụng công nghệ viễn thám đa thời gian và GIS cho địa phương; đồng thời đề xuất sử dụng hợp lý bền vững các kiểu đất ngập nước chính của tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu.

Trong quá trình thực hiện đề tài sẽ thu thập, xử lý tài liệu; xây dựng qui trình công nghệ xây dựng cơ sở dữ liệu đất ngập nước; giải đoán ảnh; thành lập bản đồ hiện trạng đất ngập nước từ ảnh vệ tinh; đào tạo và chuyển giao công nghệ thành lập bản đồ đất ngập nước từ tư liệu viễn thám đa thời gian; đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng đất ngập nước tỉnh Quảng Ninh.

Đây là một đề tài thiết thực, quan trọng phục vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh. Đề tài đã được các thành viên trong hội đồng thẩm định đánh gia cao, nhất trí trình UBND tỉnh phê duyệt.

                                                                                                          TTTH&TTTL