Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 21137
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học nông nghiệp

Sản xuất thử nghiệm ba giống sắn KM98-5, KM98-7, NA1 cho các vùng trồng sắn chính ở Việt Nam (15/04/2016)

Năm 2015, nhóm các nhà nghiên cứu đứng đầu là ThS. Nguyễn Trọng Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có củ (Viện Cây Lương thực và Cây thực phẩm - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) đã nghiên cứu thành công Dự án sản xuất thử nghiệm ba giống sắn: KM98-5, KM98-7 và NA1 cho các vùng trồng sắn chính ở Việt Nam. Dự án này được thực hiện dựa trên Chủ trương triển khai thực nghiệm, sản xuất thử các giống cây trồng của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giai đoạn 2005-2010 và được tiến hành trên cơ sở đòi hỏi thực tiễn về mở rộng các giống sắn mới có năng suất cao, chất lượng cao tại các vùng trồng sắn chính ở Việt Nam.

Nội dung chính của Dự án bao gồm 4 phần:

Phần 1: Nhân giống gốc để mô tả đặc điểm nông sinh học của từng giống và nhân giống cho mô hình ở những năm tiếp theo, với các chủ đề về đặc tính nông sinh học của giống sắn KM98, KM98-5 và NA1.

 

Phần 2: Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống và thâm canh theo hướng bền vững. Thực hiện các thí nghiệm mật độ và phân bón trồng cho 3 giống sắn KM98-7, KM98-5 và NA1 và các chuyên đề về hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống và công nghệ thâm canh bền vững cho giống sắn KM98, KM98-5 và NA1.

Phần 3: Mô hình thâm canh theo hướng bền vững ở 3 vùng sản xuất ở Phổ Yên, Thái Nguyên (15 ha), Thái Hòa, Nghệ An (15 ha) và Tấn Châu, Tây Ninh (15 ha). Xây dựng được mô hình thâm canh theo hướng bền vững đối với giống sắn KM98, KM98-5, NA1 và phân tích hiệu quả của mô hình.

Phần 4: Đào tạo, tập huấn cho cán bộ và nông dân về kỹ thuật nhân giống và thâm canh theo hướng bền vững cho các vùng sản xuất chính. Tổ chức hội thảo đầu bờ khuyến cáo giống mới và kỹ thuật canh tác bền vững.

Nhóm nghiên cứu cho biết, dự án này đã mang lại nhiều hiệu quả KH&CN và hiệu quả về kinh tế xã hội. Qua tính toán hiệu quả kinh tế tại các vùng triển khai dự án đã tăng 10-20%, nếu các giống sắn này được ứng dụng trên các vùng sản xuất tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Miền Nam thì lợi nhuận kinh tế xã hội sẽ thu được cao hơn. Ngoài ra, dự án còn tạo ra 2.587.500 hom giống sắn KM98-7, KM98-5. NA1 đáp ứng sản xuất sắn tại các vùng trồng sắn chính ở Việt Nam, tạo ra 640 tấn củ KM98-5, 570 tấn củ KM98-7, 570 tấn củ NA1 đạt tiêu chuẩn phẩm cấp quy định người dân được hưởng lợi ích từ bán củ sắn. Tổ chức tập huấn cho 204 lượt nông dân cho các tỉnh tham gia dự án về kỹ thuật thâm canh và nhân các giống sắn mới tại Tây Ninh, Thái Nguyên và Nghệ An. Dự án đã tổ chức được 03 hội nghị đầu bờ cho 305 lượt đại biểu tham dự khuyến cáo giống mới cho các tỉnh tham gia Dự án, trình diễn và tổ chức mở rộng sản xuất 45,2 ha giống sắn KM98-7, KM98-5, NA1.

Dự án đã hoàn thiện 03 quy trình công nghệ nhân giống sắn và 03 quy trình công nghệ thâm canh giống cho các vùng trồng sắn chính ở Việt Nam; chuyển giao cho các cán bộ và nông dân trong vùng thực hiện dự án. Đặc biệt, Dự án đã xây dựng 45,2 ha mô hình trình diễn thâm canh theo hướng bền vững với năng suất đạt từ 40,1 - 64,6 tấn/ha, lãi ròng tăng 1,92 - 3,04 lần so với sản xuất ngoài mô hình của Dự án.

Với những kết quả thu được, Dự án đã tạo ra một hướng đi bền vững trong lĩnh vực trồng sắn, về thâm canh bền vững, giảm sói mòn đất, cải tạo các tính chất sinh học trong đất.

 

Nguồn: vista.gov.vn