Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 69278 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Tin KH & CN Thế giới
Sáng kiến "lạ" chống khô cạn hồ trữ nước ngày nắng nóng (16/09/2015)
Trước tình cảnh khô hạn đỉnh điểm, lên mức kỷ lục và không có dấu hiệu giảm bớt, chính quyền thành phố Los Angeles thuộc bang California (Mỹ) đã phải áp dụng một phương pháp khác thường để bảo vệ nguồn nước của họ.
Nhà chức trách địa phương vừa cho thả tới 96 triệu quả bóng “bóng râm” xuống hồ chứa nước Los Angeles, rộng hơn 30 hécta ở Sylmar.
Các quả bóng nhựa màu đen được thiết kế để giúp bảo vệ nước trước bụi bẩn, mưa, các chất hóa học và sinh vật hoang dã cũng như ngăn chặn 300 triệu gallon nước trong hồ chứa bốc hơi mỗi năm.
Theo nhà chức trách, các quả bóng phát huy tác dụng bằng cách trôi nổi trên bề mặt và ngăn cản các tia nắng mặt trời. Bên cạnh việc chống bốc hơi nước, chúng cũng giúp ngăn chặn phản ứng hóa học tạo ra hợp chất gây ung thư bromate.
Đối với hầu hết mọi người, tiếp xúc với bromate - sản phẩm của chất bromide xuất hiện tự nhiên trong nước, ít có khả năng gây các vấn đề. Song, một số người hấp thu lượng lớn bromate sẽ bị buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng.
Các quả bóng thả xuống hồ trữ nước Los Angeles cũng hình thành một hàng rào bảo vệ trên khắp bề mặt nước, giúp ngăn chặn chim, động vật và các yếu tố gây ô nhiễm khác.
Nhà sinh vật học, TS Brian White, là người đầu tiên nghĩ tới việc sử dụng các quả bóng bóng râm để bảo đảm chất lượng nước. Ý tưởng nảy sinh khi ông biết được việc dùng các quả bóng xua chim ở các hồ nước dọc đường băng sân bay.
Sáng kiến của tiến sĩ White đã được áp dụng trong các hồ trữ nước ngoài trời của Cục quả lý điện - nước Los Angeles kể từ năm 2008 để ngăn chặn ánh sáng mặt trời, các phản ứng hóa học bất lợi và sự phát triển ngoài ý muốn của tảo.
Các quả bóng bóng râm với kích cỡ gần tương đương một quả táo lớn có giá 0,36 USD/quả và được chế tạo màu đen vì đây là màu duy nhất có thể làm chệch hướng các tia cực tím. Chúng hiện đang được thả xuống các hồ Upper Stone, Elysian và Ivanhoe và giúp những hồ trữ nước này giảm bốc hơi bề mặt từ 85-90%.
Tổng chi phí cho việc xây đập phân tách hồ chứa thành hai bằng một đập nước và thả bóng nổi phía trên bề mặt dự kiến hơn 300 triệu USD. Dẫu vậy, các quả bóng polyethylene dự kiến giúp chính quyền địa phương tiết kiệm tới 250 triệu USD so với các phương pháp bảo vệ nguồn nước khác.
Nguồn: khoahocvacongnghevietnam.com.vn
- Nhà máy điện mặt trời nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới (12/11/2024)
- Cỗ máy sản xuất 450 kg hydro mỗi giờ (30/10/2024)
- Học giả Nobel Hóa học: Nghiên cứu protein sẽ mở ra đột phá khó tin (15/10/2024)
- Nhật Bản: Thử nghiệm màn hình dịch tự động hỗ trợ du khách nước ngoài (03/08/2023)
- Indonesia và Nhật Bản hợp tác về công nghệ và hệ thống định vị vệ tinh (03/08/2023)
- Nhật Bản sẽ phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 nội địa đầu tiên (03/08/2023)