Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 16923 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học tự nhiên
Siêu kháng sinh từ đại dương (09/08/2013)
Một hợp chất kháng sinh mới có trong các vi sinh vật nơi biển cả nằm trong trầm tích ngoài khơi California (Mỹ) có thể giúp chữa trị những tình trạng viêm nhiễm vốn kháng các dòng thuốc hiện nay.
Việc phát hiện một dòng thuốc kháng sinh hoàn toàn mới là một trường hợp hết sức hiếm hoi, mở ra hy vọng điều trị hiệu quả những tình trạng nhiễm khuẩn MRSA (tụ cầu khuẩn vàng kháng trụ sinh) và bệnh than, vốn là mối đe dọa nghiêm trọng cho các cộng đồng, theo BBC.
Hợp chất mới, tên anthracimycin, dường như có hiệu quả khi dùng để điều trị những nhiễm khuẩn nguy hiểm như trên, do cấu trúc của nó không giống như các kháng sinh trong tự nhiên từng được tìm thấy trước đây. “Điểm thật sự quan trọng trong cuộc nghiên cứu này là anthracimycin có cấu trúc hóa chất độc nhất vô nhị và mới mẻ”, theo trưởng nhóm William Fenical của Viện Hải dương học Scripps.
Phát hiện mới đồng thời hứa hẹn sẽ tạo cơ hội phát triển những dòng kháng sinh liên quan. Sau khi chuyên gia Alexander Fleming tìm thấy Penicillin vào năm 1928, hơn 25 loại thuốc đã được điều chế.
Nguồn: thanhnien.com.vn
- Những loài vật có thể nhịn thở lâu nhất dưới nước (30/06/2025)
- Lõi Trái Đất chứa 99% số lượng vàng (23/06/2025)
- Loài cây kỳ lạ mọc trên đỉnh núi cao nhất châu Phi (18/06/2025)
- Đường thẳng khổng lồ chia đôi Scotland (12/06/2025)
- Mọi sinh vật sống, từ vi khuẩn đơn giản đến con người, đều phát ra ánh sáng yếu ớt... (05/06/2025)
- Loài ếch xâm lấn khổng lồ chuyên ăn thịt rùa con (27/05/2025)