Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 47989 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Tin KH & CN Thế giới
Singapore nghiên cứu phát điện từ sóng biển (16/08/2013)
Để đa dạng hóa nguồn điện và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa ngày càng tăng, Singapore đang tích cực nghiên cứu sản xuất điện từ sóng biển.
Báo Straits Times cho hay trong tháng 9 tới, các chuyên gia từ Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) sẽ tiến hành khảo sát khu vực gần đảo St John Island và đảo Pulau Sebarok ở phía nam đảo quốc này.
Theo những nghiên cứu ban đầu, vận tốc dòng chảy nơi đây được ước đoán từ 1,2-3 m/giây, đủ sức để làm các tua-bin đặt dưới đáy biển phát điện.
Vùng biển quanh các đảo St John Island và Pulau Sebarok trong tương lai sẽ góp
điện cho Singapore - Ảnh chụp Google Map
Lượng điện phát ra từ 2 nơi này có thể đủ cung cấp cho 6.700 hộ dân của đảo quốc, tiến sĩ Michael Abundo từ Trung tâm nghiên cứu năng lượng của NTU, ước tính.
Nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Abundo phụ trách ước tính, năng lượng thủy triều ở nhiều khu vực phía nam Singapore có thể đáp ứng được 1,5% nhu cầu điện của cả nước vào năm 2011.
Năm 2011, Singapore tiêu thụ gần 42.000 gigawatt giờ (GW.h = 1 triệu kW.h), tăng 10% so với năm 2009.
Tuy nhiên, vùng biển nhỏ hẹp của Singapore luôn nhộn nhịp với hoạt động hàng hải, nuôi trồng thủy sản, nên chỉ có 2 địa điểm nói trên là khả dĩ để đặt tua-bin phát điện.
Sắp tới, các bộ cảm ứng sẽ được đặt vào đáy biển ở hai khu vực này trong vòng 1 tháng để thu thập dữ liệu cho phép dự đoán tốc độ dòng chảy trong dài hạn.
“Năng lượng gió và mặt trời có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết, nhưng năng lượng sóng biển là rất ổn định. Nếu có đầy đủ dữ liệu của một tháng âm lịch, tức 29,5 ngày, chúng ta hoàn toàn có thể dự đoán dòng chảy từng giờ trong vòng 1 năm tới”, tiến sĩ Abundo nói.
Ngoài ra, dự án nghiên cứu cũng dùng thiết bị quét âm thanh để xác định độ dốc đáy biển. Những nơi có độ dốc lớn sẽ không thích hợp để đặt tua-bin.
Dự kiến đến cuối năm 2013, kết quả nghiên cứu sẽ được hoàn thiện và việc tái thiết kế những tua-bin phù hợp điều kiện địa phương sẽ được tiến hành, bởi tua-bin mà các quốc gia khác sử dụng được thiết kế cho dòng chảy có vận tốc khoảng 4 m/giây.
Bất chấp diện tích biển nhỏ hẹp và phần lớn các dự án hiện đang tập trung cho năng lượng mặt trời, tiến sĩ Abundo cho rằng: “Singapore không nên bỏ qua bất kỳ nguồn tài nguyên năng lượng nào”.
Hiện nay, 80% lượng điện tiêu thụ của Singapore được sản xuất từ khí thiên nhiên, còn lại từ sản phẩm dầu mỏ và các lò đốt rác sinh hoạt.
Nguồn: thanhnien.com.vn
- Nhà máy điện mặt trời nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới (12/11/2024)
- Cỗ máy sản xuất 450 kg hydro mỗi giờ (30/10/2024)
- Học giả Nobel Hóa học: Nghiên cứu protein sẽ mở ra đột phá khó tin (15/10/2024)
- Nhật Bản: Thử nghiệm màn hình dịch tự động hỗ trợ du khách nước ngoài (03/08/2023)
- Indonesia và Nhật Bản hợp tác về công nghệ và hệ thống định vị vệ tinh (03/08/2023)
- Nhật Bản sẽ phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 nội địa đầu tiên (03/08/2023)