Chuyên mục
Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : | 9921 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Tin KH & CN Hải Phòng
Số trẻ nghi mắc bệnh tay - chân - miệng tại Hải Phòng tăng nhanh (06/01/2012)
Những ngày gần đây, số trẻ em khám và điều trị với các biểu hiện nghi mắc bệnh tay- chân- miệng tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng tăng nhanh. Một trẻ 2 tuổi tử vong cách đây mấy ngày sau 21 giờ nhập viện, mặc dù chưa khẳng định tử vong do bệnh tay- chân- miệng nhưng cũng khiến nhiều gia đình có con nhỏ lo lắng.
Trẻ em đến khám và điều trị tăng
Gần cuối giờ chiều 21-11, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vẫn đông người ra vào. Cửa vào Khoa Hồi sức cấp cứu dường như bị bít bởi gần 20 người nhà người bệnh đứng án ngữ ngay cửa.
Bác sĩ Vũ Văn Ngọ, Trưởng Phòng Kế hoạch- Tổng hợp bệnh viện cho biết, từ đầu tháng 6 đến ngày 17-11, bệnh viện tiếp nhận 1585 trẻ em đến khám do nghi mắc bệnh tay- chân- miệng. Trong số này, 371 trẻ phải nhập viện điều trị theo dõi. Trung bình mỗi ngày có 30-40 trẻ đến khám do nghi mắc bệnh tay- chân- miệng, 1/3 số này phải nhập viện điều trị. Thời điểm chúng tôi có mặt tại bệnh viện, 191 trẻ đang điều trị tại các khoa truyền nhiễm, tiêu hóa và hồi sức cấp cứu của bệnh viện. Theo bác sĩ Ngọ, hầu hết số trẻ đang điều trị mắc bệnh mức độ 2A (90%), một vài trẻ mắc bệnh mức độ 1. Tuy nhiên, có 18 trường hợp rất nặng, ở mức độ 2B, phải điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu. Một trong 18 trường hợp này là cháu Nguyễn Thanh V, 2 tuổi, ở thị trấn An Dương (huyện An Dương) vào bệnh viện lúc 9 giờ sáng ngày 21-11, được các bác sĩ xác định mắc bệnh độ 2B, nhưng bệnh tiến triển nhanh, đến 15 giờ cùng ngày đã chuyển sang mức độ 3, mức độ nguy hiểm.
Tìm hiểu về số trẻ đang điều trị do nghi mắc bệnh tay- chân- miệng tại đây, chúng tôi thấy hầu hết các quận, huyện trong thành phố đều có trẻ nghi mắc bệnh này. Tuy nhiên, số trẻ khu vực nội thành đông hơn. Về độ tuổi, hầu hết trẻ mắc bệnh từ 6 tháng đến dưới 3 tuổi. Điều trị căn bệnh này khá tốn kém, trung bình mỗi trẻ bị bệnh nặng điều trị ở Khoa Hồi sức cấp cứu chi phí 25-30 triệu đồng. Điều đáng lo ngại là, nhiều trường hợp trẻ vào bệnh viện điều trị trong tình trạng bệnh nặng, diễn biến nhanh nhưng triệu chứng không điển hình. Trường hợp cháu N, 2 tuổi, ở quận Lê Chân tử vong cách đây mấy ngày, vào bệnh viện cấp cứu lúc 3 giờ sáng hôm trước, đến 1 giờ sáng hôm sau đã tử vong là một trong số những trường hợp triệu chứng không điển hình. Theo các bác sĩ điều trị, cháu N sốt nhẹ ở nhà 3 ngày, đến ngày thứ tư có biểu hiện sốt cao, gia đình mới đưa vào bệnh viện cấp cứu thì đã muộn. Bệnh viện xác định cháu N tử vong do viêm não, có thể do biến chứng của bệnh tay- chân- miệng nhưng cháu không có bất cứ vết loét nào trên tay- chân- miệng.
Chủ động phát hiện bệnh tay- chân- miệng
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn ủ bệnh tay- chân- miệng từ 3 - 7 ngày. Giai đoạn khởi phát 1 - 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Giai đoạn toàn phát có thể kéo dài 3 - 10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh như loét miệng (vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2 - 3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt), phát ban dạng phỏng nước (ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm), sốt nhẹ, nôn, biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh. Ở thể lâm sàng tối cấp, bệnh diễn biến rất nhanh, có các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê dẫn đến tử vong trong vòng 24 - 48 giờ. Bệnh tay- chân- miệng được phân loại lâm sàng theo 4 cấp độ và tương đương là 4 cấp độ điều trị. Trong đó, độ 3, 4 là nguy hiểm nhất, nguy cơ tử vong cao.
Khuyến cáo các gia đình
Bác sĩ Vũ Văn Ngọ khẳng định, bệnh tay- chân- miệng diễn biến rất nhanh. Vì vậy, các gia đình cần cảnh giác, phát hiện sớm con, em nghi mắc căn bệnh này, đưa đến các cơ sở y tế khám kịp thời. Do chưa có vắc-xin điều trị đặc hiệu, vì vậy, để phòng bệnh tay- chân- miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (nhất là sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt), rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà, lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác. Khi trẻ bị bệnh, cách ly trẻ tại nhà, không đến nhà trẻ, trường học, tránh lây nhiễm sang các trẻ khác.
Trẻ em đến khám và điều trị tăng
Gần cuối giờ chiều 21-11, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vẫn đông người ra vào. Cửa vào Khoa Hồi sức cấp cứu dường như bị bít bởi gần 20 người nhà người bệnh đứng án ngữ ngay cửa.
Bác sĩ Vũ Văn Ngọ, Trưởng Phòng Kế hoạch- Tổng hợp bệnh viện cho biết, từ đầu tháng 6 đến ngày 17-11, bệnh viện tiếp nhận 1585 trẻ em đến khám do nghi mắc bệnh tay- chân- miệng. Trong số này, 371 trẻ phải nhập viện điều trị theo dõi. Trung bình mỗi ngày có 30-40 trẻ đến khám do nghi mắc bệnh tay- chân- miệng, 1/3 số này phải nhập viện điều trị. Thời điểm chúng tôi có mặt tại bệnh viện, 191 trẻ đang điều trị tại các khoa truyền nhiễm, tiêu hóa và hồi sức cấp cứu của bệnh viện. Theo bác sĩ Ngọ, hầu hết số trẻ đang điều trị mắc bệnh mức độ 2A (90%), một vài trẻ mắc bệnh mức độ 1. Tuy nhiên, có 18 trường hợp rất nặng, ở mức độ 2B, phải điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu. Một trong 18 trường hợp này là cháu Nguyễn Thanh V, 2 tuổi, ở thị trấn An Dương (huyện An Dương) vào bệnh viện lúc 9 giờ sáng ngày 21-11, được các bác sĩ xác định mắc bệnh độ 2B, nhưng bệnh tiến triển nhanh, đến 15 giờ cùng ngày đã chuyển sang mức độ 3, mức độ nguy hiểm.
Tìm hiểu về số trẻ đang điều trị do nghi mắc bệnh tay- chân- miệng tại đây, chúng tôi thấy hầu hết các quận, huyện trong thành phố đều có trẻ nghi mắc bệnh này. Tuy nhiên, số trẻ khu vực nội thành đông hơn. Về độ tuổi, hầu hết trẻ mắc bệnh từ 6 tháng đến dưới 3 tuổi. Điều trị căn bệnh này khá tốn kém, trung bình mỗi trẻ bị bệnh nặng điều trị ở Khoa Hồi sức cấp cứu chi phí 25-30 triệu đồng. Điều đáng lo ngại là, nhiều trường hợp trẻ vào bệnh viện điều trị trong tình trạng bệnh nặng, diễn biến nhanh nhưng triệu chứng không điển hình. Trường hợp cháu N, 2 tuổi, ở quận Lê Chân tử vong cách đây mấy ngày, vào bệnh viện cấp cứu lúc 3 giờ sáng hôm trước, đến 1 giờ sáng hôm sau đã tử vong là một trong số những trường hợp triệu chứng không điển hình. Theo các bác sĩ điều trị, cháu N sốt nhẹ ở nhà 3 ngày, đến ngày thứ tư có biểu hiện sốt cao, gia đình mới đưa vào bệnh viện cấp cứu thì đã muộn. Bệnh viện xác định cháu N tử vong do viêm não, có thể do biến chứng của bệnh tay- chân- miệng nhưng cháu không có bất cứ vết loét nào trên tay- chân- miệng.
Chủ động phát hiện bệnh tay- chân- miệng
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn ủ bệnh tay- chân- miệng từ 3 - 7 ngày. Giai đoạn khởi phát 1 - 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Giai đoạn toàn phát có thể kéo dài 3 - 10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh như loét miệng (vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2 - 3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt), phát ban dạng phỏng nước (ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm), sốt nhẹ, nôn, biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh. Ở thể lâm sàng tối cấp, bệnh diễn biến rất nhanh, có các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê dẫn đến tử vong trong vòng 24 - 48 giờ. Bệnh tay- chân- miệng được phân loại lâm sàng theo 4 cấp độ và tương đương là 4 cấp độ điều trị. Trong đó, độ 3, 4 là nguy hiểm nhất, nguy cơ tử vong cao.
Khuyến cáo các gia đình
Bác sĩ Vũ Văn Ngọ khẳng định, bệnh tay- chân- miệng diễn biến rất nhanh. Vì vậy, các gia đình cần cảnh giác, phát hiện sớm con, em nghi mắc căn bệnh này, đưa đến các cơ sở y tế khám kịp thời. Do chưa có vắc-xin điều trị đặc hiệu, vì vậy, để phòng bệnh tay- chân- miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (nhất là sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt), rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà, lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác. Khi trẻ bị bệnh, cách ly trẻ tại nhà, không đến nhà trẻ, trường học, tránh lây nhiễm sang các trẻ khác.
Theo: baohaiphong.com.vn
Các tin liên quan
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong quản lý tổng hợp một số sinh vật chính gây hại trên... (08/05/2025)
- Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ chào cờ, sinh hoạt chính trị dưới cờ tháng 5 (06/05/2025)
- Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ khai thác nước thấm lọc từ sông ở Việt... (28/04/2025)
- Hưởng ứng giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam lần thứ 8/2025 “Vì một Việt Nam số” (05/05/2025)
- Hỗ trợ 04 doanh nghiệp xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 14061-1:2018 (28/04/2025)
- Nghiên cứu tách chiết hoạt chất β-Glucan từ bã men bia nhằm ứng dụng nâng cao hiệu... (26/04/2025)