Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 20072
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học nông nghiệp

Sử dụng giá thể gốm kỹ thuật của Việt Nam và phân chậm tan để trồng cây (23/12/2016)

Nhóm nghiên cứu của Học viện nông nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu sử dụng giá thể gốm kỹ thuật và phân chậm tan trồng cây rau húng bạc hà (Mentha arvensis l.) trong nhà có mái che tại Gia Lâm, Hà Nội.

Nhóm nghiên cứu bao gồm: Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Văn Lộc, Đoàn Thị Yến, Trương Thị Hải, Dương Thị Hồng Sinh, Souksakhone Phetthavongsy, Nguyễn Việt Long.

Xu hướng dùng giá thể gốm kỹ thuật để trồng cây

Trồng cây không cần đất là hướng nghiên cứu và sử dụng trong sản xuất thương mại trong nhiều thập kỷ nay ở các nước có nền nông nghiệp tiên tiến. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như giảm tối đa chi phí và công lao động liên quan đến làm đất, làm cỏ. Trồng cây sử dụng giá thể còn giúp sử dụng nước, phân bón và thuốc trừ sâu hiệu quả và tránh ô nhiễm môi trường. Nhờ khả năng sử dụng nước tiết kiệm, sản xuất cây trồng bằng giá thể còn giúp phát triển sản xuất nông nghiệp ở các vùng khó khăn như sa mạc, đất cát ven biển, các vùng khô hạn…

Trên thế giới hiện nay tồn tại một số biện pháp canh tác và trồng cây không đất đất khác nhau: thuỷ canh, khí canh và giá thể sử dụng kết hợp với dung dịch dinh dưỡng. Phương pháp thuỷ canh và khí canh được xem là phù hợp với việc sản xuất rau. Các loại giá thể sử dụng trong phương pháp thứ 3 rất đa dạng từ các nguồn giá thể hữu cơ như than bùn, mùn cưa, vỏ cây, vỏ rơm rạ…và từ các vật liệu vô cơ như (cát, sỏi, bọt xốp, đá chân châu, vải sợi).

Trồng cây bằng giá thể phù hợp với việc sản xuất cây rau lấy quả (cà chua, dưa chuột…), cây hoa (hoa lan, hoa hồng môn, hoa ly…) và cây cảnh. Công nghệ trồng trên giá thể sạch đã giúp các nước nhiệt đới có thể sản xuất các sản phẩm rau chất lượng cao (rau diếp, rau chân vịt …) trong nhà lưới mà trước đây chỉ có thể nhập khẩu từ các nước ôn đới với giá thành cao. Trong đó, việc sử dụng giá thể dạng viên và hạt được sử dụng rộng rãi tại các nước sản xuất nông nghiệp tiên tiến. Các loại giá thể viên và hạt có thể chọn lọc trực tiếp từ các loại đá tự nhiên có đường kính nhỏ hơn 3 mm. Tuy nhiên nguồn cung cấp này hạn chế và đắt đỏ.

Để có thể phục vụ sản xuất hàng hoá với quy mô lớn, hạt gốm xốp hay còn gọi là hạt gốm kỹ thuật được sản xuất nhân tạo từ đất sét là giải pháp phù hợp nhất và đang sử dụng nhiều tại châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc. Hạt gốm kỹ thuật được sản xuất bằng đất nung và nén thành nhiều viên với hình thù, màu sắc và kích thước đa dạng.

Công nghệ này sử dụng các hạt gốm xốp để trồng cây trong chậu, làm giá thể trồng các loại hoa, cây cảnh và một số loại cây rau. Các hạt gốm xốp này có tác dụng thông thoáng, chứa nước, ngậm phân, thậm chí còn là môi trường sinh trưởng cho các loại vi khuẩn hữu ích cho bộ rễ cây. Nhờ không dùng đất, sẽ dễ dàng điều tiết độ ẩm, hàm lượng các chất dinh dưỡng, hạn chế các loại sâu bệnh, côn trùng hại bộ rễ, làm cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp được nâng cao. Ngoài ra, khi sử dụng gốm xốp kỹ thuật kết hợp với các công nghệ mới khác như dùng dung dịch dinh dưỡng cấp cho cây trồng, sử dụng dụng cụ đo lượng nước sẽ giúp việc trồng cây dễ dàng, giảm số lần tưới, công chăm sóc. Wheatley et al. (2009) đã kết luận giá thể hạt gốm kỹ thuật tạo ra môi trường phù hợp cho cây trồng cạn sinh trưởng phát triển trong một thời gian dài trong nhà kính. Hạt gốm kỹ thuật tạo ra môi trường tương tự so với đất cạn, đồng thời duy trì điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp dinh dưỡng bằng dung dịch và thuận lợi cho rễ phát triển.

Sản phẩm của Việt Nam có chất lượng tốt

Từ năm 2011, nhóm nghiên cứu của Học viện nông nghiệp Việt Nam đã kết hợp với Viện vật lý, Viện hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam tiến hành nghiên cứu và bước đầu sản xuất thành công 3 loại hạt gốm xốp kỹ thuật: G1, G2 và G3 trên quy mô phòng thí nghiệm. Hạt gốm xốp kỹ thuật được tạo ra từ các vật liệu sẵn có và rẻ tiền như đất sét, trấu và các phụ phẩm khác giúp giảm giá thành từ 30 - 40% so với hạt gốm xốp nhập khẩu. Kết quả thử nghiệm ban đầu cho thấy sử dụng hạt gốm xốp kỹ thuật ở trong nước có công nghệ chế tạo khác so với gốm xốp Trung Quốc, có thể sử dụng để trồng các loại cây rau, hoa, cây cảnh thay thế gốm nhập từ Trung Quốc. Trong nghiên cứu này, sử dụng 4 loại giá thể gốm kỹ thuật và 3 loại phân chậm tan để trồng cây rau húng bạc hà trong điều kiện nhà có mái che tại Gia Lâm, Hà Nội.

Trong nghiên cứu, có 4 loại: 3 loại gốm của Việt Nam - G1, G2, G3 và một loại của Trung Quốc - G4. Giá thể gốm kỹ thuật Việt Nam có cấu trúc xốp, độ xốp đạt 50 - 60%, có dạng hình trụ, đường kính 8 - 10 mm. Các lỗ xốp liên thông tạo thành một mạng các ống mao quản có khả năng dự trữ nước, dinh dưỡng, không khí. Khối lượng riêng của 3 loại gốm Việt Nam từ 1,6 - 2,0 g/cm3. Gốm Trung Quốc không có khả năng giữ nước, dinh dưỡng, không khí do có lớp vỏ sành cứng bao bọc kín.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, gốm kỹ thuật và phân chậm tan có ảnh hưởng rõ đến mức độ tăng trưởng chiều cao và số nhánh của cây rau húng bạc hà. Gốm loại I cho chiều cao cây và số nhánh cao nhất, tiếp đến là gốm loại III, thấp nhất là gốm loại IV (gốm Trung Quốc). Các công thức được bón phân chậm tan dạng viên nén P1 cho chiều cao cây cao hơn so với các công thức được bón phân P2 và P3. Gốm kỹ thuật và phân chậm tan ảnh hưởng rõ đến năng suất các lần cắt và năng suất thực thu của cây rau húng bạc hà. Trong 2 yếu tố thí nghiệm. Giá thể gốm kỹ thuật có tác động ảnh hưởng lớn hơn so với phân viên nén. Rau húng bạc hà trồng ở các công thức có gốm kỹ thuật loại 1 có năng suất thực thu cao nhất, sau đó đến giá thể gốm kỹ thuật loại II và loại III. Cây rau húng bạc hà trồng bằng giá thể gốm Trung Quốc cho năng suất thực thu thấp nhất.

Nguồn: www.vista.gov.vn (Theo KHPTO)