Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 7013
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

Sử dụng hạt silicon nano trong vải chống muỗi (06/07/2012)

 

Muỗi là trung gian phát tán bệnh sốt xuất huyết, bệnh đã lây nhiễm cho 216 triệu người năm 2010 theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Tiêu phí vào thuốc diệt côn trùng là một phương thức đối phó với loài côn trùng này, dù vậy mặc trang phục được làm từ vải chứa thuốc diệt côn trùng có vẻ được ưa thích hơn. Trong khi đồ may mặc chống côn trùng còn nhiều hạn chế, công ty công nghệ Bồ Đào Nha đã nghiên cứu ra một quy trình xử lý mới được khẳng định là ưu việt hơn công nghệ truyền thống.

NANOMOSKI, quy trình thấm các hạt nano amorphous silica vào vải, cố định các lỗ trong sợi vải bằng các hạt nano, loại hợp chất không độc, có hoạt tính đuổi muỗi. Trong thí nghiệm tại Viện Vệ sinh và Y học nhiệt đới, hợp chất này đã đuổi được 80% muỗi Anopheles gambiae, đồng thời ngăn muỗi đốt 89%. Ngược lại, vải được xử lý bằng DEET có bọc vỏ capxun (hoàn toàn không độc) chỉ đuổi được 40% và ngăn muỗi đốt 65%.

Tính đồng nhất của hợp chất hoạt hoá không được công bố, nhưng công ty đã tuyên bố rằng hợp chất này có thể sử dụng hơn 30 năm và được chứng minh là có tính tương hợp sinh học đồng thời được EPA xác định có nồng độ độc thất nhất (bậc IV).

Oxit silicon thực chất là cát, không gây hại với môi trường. Các hạt này chỉ lớn hơn 100 nm, cao hơn kích thước thẩm thấu của da người và động vật.

Trong quy trình cuối cùng, quy trình nhuộm vải, các hạt nano lắng vào bên trong vật liệu, so với việc dính chặt lên bề mặt ngoài của sợi vải theo phương pháp truyền thống. Điều này cho phép các hạt duy trì bên trong vật liệu sau 90 lần giặt, mặc dù ở thời điểm đó, chất đuổi muỗi chỉ còn 35%. Tuy nhiên, hiện tại tối đa 40 lần giặt kết quả vẫn tốt so với quần áo chống côn trùng được xử lý theo cách truyền thống.

 

Nguồn: Vista