Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 34828
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học tự nhiên

Sử dụng tảo biển phế thải làm vật liệu cách nhiệt (05/04/2013)

Những quả bóng rong biển nhỏ có tên là cỏ Neptune vốn là phiền toái cho bờ biển Địa Trung Hải. Tuy nhiên, Viện Công nghệ hóa học Fraunhofer của Đức đang tiến hành một dự án biến những quả bóng này thành vật liệu cách nhiệt chất lượng cao.

Bên cạnh sự dồi dào, có khả năng tái tạo và không được sử dụng tới, tảo biển khô gần như hoàn toàn không bắt lửa, không thối và không cần bổ sung thêm bất kỳ hợp chất nào khác, phù hợp với những người nhạy cảm với hóa chất. Tảo biển khô còn có thể hấp thu và thải ra nước mà không ảnh hưởng đến tính năng cách nhiệt. 

Tuy nhiên, chuyển hóa những quả bóng tảo khô này thành một dạng vật liệu cách nhiệt dễ dàng ứng dụng hơn là một điều rất khó. Ở dạng bó, tảo biển chứa rất nhiều cát và sợi của nó có xu hướng vây bắt các loại vật liệu khác, khiến các quả bóng tảo kết nối lại với nhau.

Lắc bằng cơ học sẽ giúp các quả bóng đang kết nối tách nhau ra và cát rơi ra ngoài. Sau khi lắc, các quả bóng này được chuyển xuống một băng chuyền và được cắt nhỏ thành các sợi dài 1,5-2 cm. Quá trình này không yêu cầu nhiều năng lượng.

Các sợi tảo được lưu trữ và vận chuyển trong túi nhựa, và sau đó được phun hoặc xếp bằng tay lên các gác mái hoặc tường giống như các vật liệu cách nhiệt khác. Theo Viện Fraunhofer, vật liệu xốp này có giá trị năng lượng khoảng 2,5J/K, cao hơn vật liệu cách nhiệt bằng gỗ 20%.

Các quả bóng Neptune hiện đang được thu hoạch bằng tay và xuất khẩu sang Đức từ Tunisia và Albania.

Nguồn: www.vista.vn (H.N.M - Theo Gizmag)