Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 42792 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học tự nhiên
Sự sống trên sa mạc khô cằn nhất thế giới được xem là dấu hiệu của sự sống tiềm ẩn trên sao Hỏa (14/03/2018)
Lần đầu tiên, một nhóm nghiên cứu quốc tế do Dirk Schulze-Makuch tại trường Đại học Washington dẫn đầu, đã được chứng kiến sự sống hồi sinh trên sa mạc khô cằn nhất thế giới, chứng tỏ sự sống cũng tiềm ẩn trên sao Hỏa. Các nhà khoa học đã nghiên cứu vị trí khô hạn nhất của sa mạc Atacama ở Nam Phi, nơi hàng thập kỷ trôi qua mà không có mưa.
Hình ảnh sao Hỏa
Từ lâu, các nhà khoa học tự hỏi liệu các vi khuẩn cư trú dưới đất của môi trường siêu khô cằn, địa điểm trên Trái đất rất giống bề mặt sao Hỏa, là lâu dài hay chỉ là những dấu vết của sự sống đang mất dần do thời tiết mang đến.
Trong nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Hoa Kỳ, nhóm nghiên cứu đã tiết lộ thậm chí sa mạc siêu khô cằn Atacama cũng có thể cung cấp môi trường sống cho các vi sinh vật. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các vi khuẩn đặc biệt có thể sinh sống dưới đất, đi vào trạng thái ngủ trong nhiều thập kỷ mà không có nước và sau đó hoạt động trở lại và sinh sôi khi có mưa.
Giới hạn khô cằn của sự sống
Năm 2015, khi lần đầu tiên nhóm nghiên cứu đi đến sa mạc Atacama để nghiên cứu cách các sinh vật sinh tồn dưới đất của môi trường khô cằn nhất Trái đất, thì điều bất ngờ nhất đã xảy ra. Sau cơn mưa cực hiếm xuất hiện, các nhà khoa học đã phát hiện thấy sự bùng nổ của hoạt động sinh học ở dưới đất của sa mạc Atacama. Họ đã sử dụng thìa tiệt trùng cà công cụ chuyên dụng khác để lấy mẫu đất ở độ sâu khác nhau và sau đó thực hiện phân tích di truyền để xác định các cộng đồng vi khuẩn khác nhau phát triển trong các mẫu đất. Kết quả là một số loài vi khuẩn bản địa đã thích nghi để sống được trong môi trường khắc nghiệt.
Đến năm 2016 và 2017, nhóm nghiên cứu đã quay trở lại sa mạc Atacama để theo dõi các mẫu đất được lấy lúc đầu và phát hiện thấy các cộng đồng vi khuẩn giống nhau ở trong đất dần dần được chuyển trở lại trạng thái ngủ khi độ ẩm mất đi.
Schulze-Makuch cho biết: “Trước đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những sinh vật sắp chết gần mặt đất và tàn dư ADN nhưng đây là lần đầu tiên bất cứ ai cũng có thể xác định được một dạng sự sống liên tục tồn tại dưới đất của sa mạc Atacama. Chúng tôi tin rằng các cộng đồng vi khuẩn này có thể ngủ đến hàng trăm năm hoặc thậm chí hàng nghìn năm trong điều kiện tương tự như những gì bạn thấy trên hành tinh như sao Hỏa và sau đó sống trở lại khi có mưa”.
Ý nghĩa về sự sống trên sao Hỏa
Dù sự sống trong các vùng khô hạn nhất Trái đất đã khó khăn, nhưng bề mặt sao Hỏa là môi trường thậm chí còn khắc nghiệt hơn. Nó giống như một phiên bản khô cằn và lạnh giá hơn của sa mạc Atacama. Tuy nhiên, môi trường này không phải lúc nào cũng như vậy.
Cách đây hàng tỷ năm, sao Hỏa đã từng có các đại dương và hồ nhỏ, nơi các dạng sự sống sơ khai phát triển. Khi hành tinh này trở nên khô cằn và lạnh giá hơn, các sinh vật này có thể đã tiến hóa thành nhiều dạng sự sống thích nghi ở vùng đất Atacama để sinh tồn trên Trái đất.
Theo Schulze - Makuch, “chúng tôi biết nước đóng băng trong đất ở sao Hỏa và nghiên cứu gần đây cho thấy tuyết rơi vào ban đêm và các sự kiện độ ẩm gia tăng khác gần bề mặt sao Hỏa. Nếu sự sống từng tiến hóa trên sao Hỏa, thì nghiên cứu của chúng tôi gợi mở về khả năng có một lớp ẩn bên dưới bề mặt siêu khô cằn hiện nay”.
Bước tiếp theo
Váo tháng 3 tới, nhóm nghiên cứu sẽ quay trở lại sa mạc Atacama trong 2 tuần để nghiên cứu cách các sinh vật bản địa ở nơi đây thích ứng để sinh tồn. Các nhà khoa học sẽ xem xét các dạng sự sống trong hồ Don Juan ở Nam cực, hồ nước rất nông nhưng mặn nên vẫn ở trạng thái lỏng thậm chí khi nhiệt độ thấp ở mức -580F.
Schulze - Makuch cho biết: “Có rất ít nơi trên Trái đất để tìm kiếm các dạng sự sống mới tồn tại trong môi trường giống như sao Hỏa. Mục tiêu của chúng tôi là tìm hiểu cách sinh vật có thể làm để biết những gì cần nghiên cứu trên bề mặt sao Hỏa”.
Nguồn: N.P.D (NASATI),
Cập nhật: 02/3/2018
- Hòn đảo Bắc Cực rộng 1,1 triệu m2 biến mất (18/11/2024)
- Tại sao Nevada sở hữu những mỏ lithium khổng lồ? (12/11/2024)
- Dòng sông khí quyển dịch chuyển về hai cực Trái Đất (05/11/2024)
- El Niño và La Niña đã xảy ra trong 250 triệu năm qua (30/10/2024)
- Phát hiện loài cóc răng mới chỉ có tại Việt Nam (21/10/2024)
- Bão mặt trời cực mạnh "tấn công" Trái Đất ngày 10/10 (15/10/2024)