Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 49087
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học tự nhiên

Thực vật đệm giúp cho các loài cây khác tồn tại (21/03/2013)

Thực vật đệm trên núi cao giúp các loài cây khác tồn tại.trong môi trường núi khắc nghiệt. Điều này được đưa ra trong nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu từ Đại học Gothenburg, Thụy Điển, các kết quả của nghiên cứu này hiện đang được xuất bản trong tạp chí Thuật ngữ Sinh thái học.  

Thực vật đệm là một loại thực vật được tìm thấy ở các vùng môi trường như Bắc Cực, và được đặc trưng bởi hình dạng tròn, giống như đệm đặc biệt của chúng. 

Một nghiên cứu mới nhấn mạnh sự tương tác mạnh mẽ giữa các loài thực vật đệm và các loài thực vật khác trong các môi trường miền núi khốc liệt nhất.

“Thực vật đệm tạo ra thêm môi trường sống khả thi cho các loài khác, và bởi vậy chúng là những loài chủ chốt cung cấp các điều kiện cơ bản cần thiết cho đa dạng sinh học rộng hơn trong các môi trường núi cao khắc nghiệt nhất”, nhà sinh thái học và nghiên cứu viên tại Khoa Khoa học Trái đất của Đại học Gothenburg, Robert Björk giải thích.

Các nghiên cứu cho thấy rằng các loài thực vật đệm này tạo ra môi trường bảo vệ cho những loài kém chống chịu ở những nơi thực vật không thể tồn tại trên trái đất. 

“Chúng tôi đã cho thấy rằng môi trường càng khắc nghiệt thì thực vật đệm càng hoạt động mạnh để chống lại sự giảm phát sinh đa dạng loài. Mối quan hệ này sẽ không được phát hiện nếu chúng ta không thành công trong việc nhận thức rõ sự tương tác giữa các loài thực vật”. 

Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu 77 quần xã thực vật núi cao trên cả năm châu lục. Thực vật dạng đệm đã phát triển hơn 50 lần độc lập trong lịch sử tiến hóa của thực vật bậc cao, và hiện nay có thể được tìm thấy ở tất cả các vùng núi lớn, cận Nam Cực và Bắc Cực trên khắp thế giới.

“Nếu bạn so sánh mối quan hệ giữa các loài trong quỹ nghiên cứu loài toàn cầu, môi trường càng khắc nghiệt thì thực vật đệm càng tạo ra nhiều cộng đồng thực vật độc đáo hơn, so với cộng đồng thực vật được tìm thấy ở vùng đất trống phụ cận”.

Nghiên cứu được tài trợ một phần thông qua Dịch vụ đa dạng sinh học và hệ sinh thái trong môi trường biến đổi (Becc), một lĩnh vực nghiên cứu chiến lược do Chính phủ Thụy Điển khởi xướng.

Nguồn: www.vista.vn