Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 36717
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học tự nhiên

Tìm thấy loài nấm hương mới tại Lâm Đồng (16/02/2017)

8/2/2017, PGS.TS Lê Xuân Thám cho biết, ông và các công sự đã xác định loài nấm hương (shiitake) thứ 2 ở Việt Nam và thứ 8 trên thế giới.

Phát hiện này đã được công nhận mang tính quốc tế sau khi nghiên cứu được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế. Loài nấm hương này được những người tìm kiếm, nghiên cứu đặt tên là Bạch Kim Hương, dự kiến tên khoa học Lentinula platinedodes Thám et Duong.

Loại nấm này được xác định, nghiên cứu từ năm 2009 bằng nhiều phương pháp hiện đại trước khi kết luận đây loài nấm hương mới chưa được công bố trên thế giới và tại Việt Nam.

Đến trước khi công bố công trình nghiên cứu này, giới khoa học trên thế giới chỉ xác định Việt Nam có một loài nấm hương có tên khoa học Lentinula edodes, mọc nhiều ở các tỉnh có địa hình núi cao, khí hậu lạnh ẩm. Sau này được trồng nhiều trong môi trường nhân tạo nhằm làm thực phẩm với giá trị cao.

Ông Thám cho biết, từ quan sát việc thu hái nấm của người dân tại rừng Cát Tiên (nằm trên địa phận Đồng Nai và Lâm Đồng) nhóm nghiên cứu đã nhận thấy ở khu vực này có loài giống lạ, người dân thường xuyên ăn như những loại nấm không độc khác hái được trong rừng.

Một nhóm sinh viên do ông Thám hướng dẫn đã dành nhiều công sức cùng người dân đi tìm và chụp ảnh loài nấm hương mới. Sau đó, các nhà khoa học của Đại học Đà Lạt đã thu mẫu chuẩn và tìm cách nuôi trồng nhân tạo.

Năm 2011, ông Thám đã hướng dẫn hai học viên cao học thực hiện đề tài thạc sĩ và bảo vệ tại Đại học Paris Sud (Pháp) giám định gen nấm Bạch Kim Hương. Phân tích gen cho thấy, bộ gen của Bạch Kim Hương không trùng lặp với bất kỳ loài nấm hương nào đã được phát hiện trước đó trên thế giới.

Theo ông Thám, GS.TS David Hibbett (Đại học Harvard) đã liên lạc với nhóm nghiên cứu Bạch Kim Hương đề nghị hợp tác nghiên cứu sâu về loài nấm quý này và đưa vào Dự án Genome (đây là dự án lớn chuyên nghiên cứu gen loài mới) của Bộ Năng lượng Mỹ.

Ông Thám cho biết thêm, nhóm nghiên cứu đã phối hợp với Đại học Toronto (Canada) phân tích bào tử Bạch Kim Hương tại Viên nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt và sau đó đã công bố nghiên cứu.

 

Nguồn: http://www.vista.gov.vn