Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 33087 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Tin KH & CN Thế giới
Tìm thấy san hô ở độ sâu 125 m (10/01/2013)
Giới nghiên cứu sinh học quốc tế đang bất ngờ trước khám phá của các nhà khoa học tại Đại học Khảo sát đại dương Queensland (Úc) khi họ tìm thấy quần thể san hô sống ở độ sâu 125 m dưới đáy biển.
Một robot đã được đưa xuống vùng biển cực sâu tại rạn san hô Great Barrier ngoài khơi thềm lục địa Úc vào cuối tháng 12.2012 để tìm kiếm mẫu vật. Ban đầu họ chỉ hi vọng tìm thấy các sinh vật đơn bào sinh sống tại vùng nước “tối đen như mực”, nhưng mẫu vật gửi về là san hô khiến các nhà khoa học phấn khích.
Ove Hoegh-Guldberg, một nhà khoa học trong dự án, cho biết: thường san hô chỉ có thể tồn tại ở độ sâu tối đa 70 m. Ở độ sâu 125 m, các nhà khoa học chưa rõ làm sao chúng có thể phát triển ở nơi có cường độ ánh sáng yếu như vậy. Cả việc làm sao san hô tái tạo cũng là một câu hỏi lớn. Phát hiện này cho thấy sự đa dạng sinh học tại rạn san hô Great Barrier “vượt ngoài sức tưởng tượng”.
Nhiều khả năng các nhà khoa học sẽ phát hiện loài san hô mới tại Úc và trên thế giới.
Nguồn: tchdkh.org.vn
- Nhà máy điện mặt trời nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới (12/11/2024)
- Cỗ máy sản xuất 450 kg hydro mỗi giờ (30/10/2024)
- Học giả Nobel Hóa học: Nghiên cứu protein sẽ mở ra đột phá khó tin (15/10/2024)
- Nhật Bản: Thử nghiệm màn hình dịch tự động hỗ trợ du khách nước ngoài (03/08/2023)
- Indonesia và Nhật Bản hợp tác về công nghệ và hệ thống định vị vệ tinh (03/08/2023)
- Nhật Bản sẽ phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 nội địa đầu tiên (03/08/2023)