Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 27637 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Trồng đu đủ nghiêng cho năng suất cao vượt trội (24/09/2015)
Đu đủ trồng theo phương pháp thông thường thì cây mọc cao, rất khó kiểm soát sâu bệnh, lại thường xuyên bị đổ ngã khi ra trái, năng suất thấp. Còn khi trồng nghiêng cây sẽ mọc thấp hơn, ra hoa đậu quả và cho trái nhiều.
Mục đích của trồng nghiêng cây đu đủ là nhằm hạ thấp chiều cao của cây để dễ quản lý, kiểm soát và khống chế được tình hình sâu bệnh, chăm sóc cây thuận lợi từ khâu tỉa lá, tỉa quả, điều chỉnh trái theo ý muốn để được năng suất cao.
Đặc biệt, cây tạo thành thế ít đổ ngã về mùa mưa bão, dễ giằng chống, giảm công lao động, giảm chi phí, dễ thu hoạch.
1. Cách trồng
- Lúc trồng, đặt bầu và cây đu đủ nằm ngang trên mặt đất và phải xuôi theo hướng gió mùa hàng năm. Trồng xong dùng que cắm để nâng ngọn cây cho ngóc lên.
Khi cây đu đủ lớn lên có phần gốc nghiêng so với mặt đất một góc khoảng 45 độ. Cây đu đủ ra trái sẽ ở rất thấp, có thể đụng mặt đất. So với cây đu đủ trồng thẳng chỉ cho trái trung bình 55kg/cây/năm, thì cây đu đủ (giống Đài Loan) trồng nghiêng cho trái trung bình 72kg/cây/năm.
2. Kỹ thuật chăm sóc và bón phân
- Bón lót cần từ 1-2 kg phân hữu cơ sinh học, 200 gr vôi.
- Cây từ 1 tháng tuổi sau khi trồng, bón: 50 gr phân NPK 16-12-8-11+TE, pha trong 10 lít nước, tưới cho cây, 1 tuần tưới 1 lần.
- Cây từ 1 - 3 tháng tuổi sau khi trồng, lượng phân bón NPK 16-12-8-11+TE tính cho 1 cây: 50-100 gr/1 lần, pha trong 10 lít nước. Bón 15-20 ngày 1 lần.
- Cây từ 3 - 7 tháng tuổi sau khi trồng, bón phân theo lượng: 100-150gr NPK 12-12-17-9+TE/cây, bón 1 tháng 1 lần. Đến tháng thứ 6, có thể bón thêm 1 kg phân hữu cơ sinh học HG01 và 100 gr vôi cho một cây, kết hợp vun gốc. Có thể phun thêm phân bón lá. Phun định kỳ 3 - 4 tuần/lần theo nồng độ hướng dẫn trên bao bì.
- Đu đủ là loại cây cần nhiều nước nhưng rất sợ úng. Do đó cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa hoặc khi bị úng, lũ. Chú ý làm cỏ cho cây bởi cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và là nơi trú ẩn của sâu bệnh nên cần làm cỏ thường xuyên quanh gốc. Bà con cần dùng rơm hoặc cỏ khô bao quanh gốc vào mùa nắng để giữ độ ẩm và giữ nhiệt độ thích hợp cho cây.
Nguồn: Khoahoc.tv
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh (09/12/2024)
- Phòng bệnh ký sinh trùng trên cá bớp (25/11/2024)
- Tôm bị mềm vỏ sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả (12/11/2024)
- Môi trường mang thai của heo nái hậu bị ảnh hưởng tới sự phát triển trí não ở heo (30/10/2024)
- Bệnh lưỡi xanh: Cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng ngừa (15/10/2024)
- Một số kỹ thuật úm gà con (01/10/2024)