Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 6120 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học nông nghiệp
Trồng thành công sâm Ngọc Linh vô tính ở Lâm Đồng (21/06/2012)
Ngày 13.6, PGS.TS Dương Tấn Nhựt, Phó viện trưởng Viện Sinh học Tây nguyên (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng), cho biết đã trồng khảo nghiệm thành công sâm Ngọc Linh vô tính ở rừng Bidoup - Núi Bà (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng).
Tháng 6.2010, PGS.TS Dương Tấn Nhựt cùng cộng sự đã thiết lập vườn ươm dưới tán rừng tự nhiên tại đây và đưa vào trồng hơn 200 cây sâm Ngọc Linh nuôi cấy in vitro (nuôi cấy mô). Đến nay, tỷ lệ cây sống sót đạt trên 50%.
Qua phân tích các thành phần hợp chất saponin chủ yếu của sâm Ngọc Linh (Majonosid R2 (MR2), ginsenosid Rg1 (G-Rg1) và ginsenosid Rb1 (G-Rb1)) dựa trên kỹ thuật sắc ký lớp mỏng và sắc ký lỏng cao áp cho thấy 3 hợp chất này đều hiện diện trong cây sâm Ngọc Linh in vitro 17 tháng tuổi trồng ở đây.
Theo PGS.TS Dương Tấn Nhựt, kết quả này cho thấy cây sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô có thể sống và phát triển tốt tại khu vực nam Tây nguyên. Đồng thời, ông tin tưởng rằng, những cây có nguồn gốc in vitro khi trồng ngoài tự nhiên vẫn có đầy đủ các hoạt chất và hoạt tính như cây sâm tự nhiên.
Trước đó, PGS.TS Dương Tấn Nhựt cùng cộng sự thực hiện thành công đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu nhân giống vô tính và sản xuất sinh khối rễ cây sâm Ngọc Linh”.
Nghiên cứu này với mục tiêu nghiên cứu nhân giống vô tính cây sâm Ngọc Linh để cung cấp cây giống và nhân sinh khối rễ sâm bằng hệ thống nuôi cấy bioreactor.
Đề tài này thành công đã chứng minh: cây sâm vô tính không chỉ đã sống được ngoài tự nhiên (trồng tại núi Ngọc Linh - Kon Tum) với tỷ lệ cây sống cao (trên dưới 85%), mà còn sau 8 tháng trồng đã có 35% cây sâm hình thành củ (dái củ). Bên cạnh đó, quá trình sinh trưởng và phát triển của cây sâm Ngọc Linh nuôi cấy in vitro vượt xa nhiều so với cây sâm Ngọc Linh trồng bằng hạt (cây tự nhiên từ khi gieo hạt đến lúc hình thành dái củ mất ít nhất 2 năm). Hơn nữa, cây sâm in vitro cũng có đầy đủ hợp chất saponin ở thân, củ, rễ...
Nguồn: Thanh Niên
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao (18/11/2024)
- Phân bón lá Nano - REM: kết hợp giữa công nghệ nano và nông nghiệp hữu cơ (12/11/2024)
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất naringin và tinh dầu từ vỏ quả bưởi và xây dựng mô... (05/11/2024)
- Chọn tạo giống đậu xanh mới: Kháng bệnh khảm vàng và cho năng suất cao (30/10/2024)
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao (21/10/2024)
- Mô hình sản xuất lúa giống mới năng suất cao (15/10/2024)