Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 11824 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Tin KH & CN Thế giới
Trung Quốc phóng vệ tinh cuối cùng của Hệ thống vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu (26/06/2020)
Trung Quốc đã phóng vệ tinh cuối cùng của Hệ thống vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu (BeiDou - BDS) từ Trung tâm phóng vệ tinh Xichang ở phía Tây Nam tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc lúc 9:43 sáng thứ ba (giờ Bắc Kinh), đánh dấu việc hoàn thành việc triển khai hệ thống định vị toàn cầu của riêng mình.
Trung Quốc phóng vệ tinh cuối cùng để hoàn thành hệ thống định vị "Bắc Đẩu" cạnh tranh với hệ thống GPS do Mỹ vận hành.
Một tên lửa đẩy mang theo vệ tinh cuối cùng của Hệ thống vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu (BDS) được phóng từ Trung tâm phóng vệ tinh Xichang ở phía Tây Nam tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, ngày 23 tháng 6 năm 2020. Trung Quốc đã phóng vệ tinh BDS cuối cùng từ Trung tâm phóng vệ tinh Xichang vào lúc 9: 43 giờ sáng thứ ba (Giờ Bắc Kinh).
Đây là vệ tinh thứ 55 trong hệ thống Bắc Đẩu đã được phóng thành công vào quỹ đạo định sẵn bởi một tên lửa đẩy Long March-3B, theo Trung tâm phóng vệ tinh Xichang.
Theo Trung tâm phóng vệ tinh Xichang, nhiệm vụ lần này đã thành công hoàn toàn.
Lần phóng này là lần thứ 336 của loạt tên lửa Long March.
Hệ thống vệ tinh dẫn đường BeiDou là một dự án của Trung Quốc phát triển một hệ thống vệ tinh định vị độc lập. Tên gọi này có thể đề cập một hoặc cả hai thế hế hệ thống định vị của Trung Quốc. Hệ thống Bắc Đẩu đầu tiên, chính thức được gọi là "Hệ thống thử nghiệm định vị vệ tinh Bắc Đẩu", hay được gọi là "Bắc Đẩu 1", bao gồm 3 vệ tinh và có giới hạn bao trả và các ứng dụng. Nó đã được cung cấp dịch vụ chuyển hướng chủ yếu cho các khách hàng ở Trung Quốc và từ các vùng lân cận từ năm 2000.
Thế hệ thứ hai của hệ thống, được gọi là Compass hay Bắc Đẩu 2, sẽ là một hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu bao gồm 55 vệ tinh, vẫn còn đang được tạo dựng. Nó đã hoạt động với phạm vi toàn Trung Quốc trong tháng 12 năm 2011. Như vậy, theo kế hoạch hệ thống đã được hoàn thành trong năm 2020, sau khi sở hữu 55 vệ tinh.
Hệ thống định vị Bắc Đẩu tương thích với hệ thống định vị GPS của Mỹ, hệ thống Galileo của châu Âu và hệ thống GLONASS của Nga. Nó cho phép người sử dụng định vị chính xác trong phạm vi 10 m, đo tốc độ từ 200 cm/giây trở lên và cung cấp thông tin về thời gian với sai số chỉ là 2 phần trăm triệu giây.
Một báo cáo do giới chức Trung Quốc công bố cho thấy dịch vụ của Bắc Đẩu đã được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực giao thông, đánh bắt hải sản trên biển, dự báo thời tiết, giám sát các công trình thủy điện, giảm nhẹ thiên tai. Nhóm thiết kế Bắc Đẩu dự ước tính nó đã tạo ra một thị trường dịch vụ định vị có trị giá tới 63 tỷ USD từ khi khai thác tới năm 2020.
Nguồn: P.A.T/vista.gov.vn
Ngày cập nhật: 23/06/2020
- Nhà máy điện mặt trời nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới (12/11/2024)
- Cỗ máy sản xuất 450 kg hydro mỗi giờ (30/10/2024)
- Học giả Nobel Hóa học: Nghiên cứu protein sẽ mở ra đột phá khó tin (15/10/2024)
- Nhật Bản: Thử nghiệm màn hình dịch tự động hỗ trợ du khách nước ngoài (03/08/2023)
- Indonesia và Nhật Bản hợp tác về công nghệ và hệ thống định vị vệ tinh (03/08/2023)
- Nhật Bản sẽ phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 nội địa đầu tiên (03/08/2023)