Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 37499 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Tin KH & CN Thế giới
Trung Quốc thử nghiệm cáp quang cho lưới điện thông minh (26/04/2013)
Kể từ khi ra mắt vào năm 2009, dự án chính phủ kéo dài 11 năm về lưới điện thông minh với mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành một trong những nhà lãnh đạo thế giới trong lĩnh vực lưới điện thông minh. Dự án này bao gồm tất cả các khía cạnh của mạng, từ việc xem xét sự gia tăng năng lực sản xuất và truyền dẫn đến việc triển khai cấp quốc gia về đo thông minh, và hội nhập quy mô lớn của năng lượng tái tạo.
Theo dự án này, doanh nghiệp nhà nước là Tập đoàn điện lực nhà nước của Trung Quốc (SGCC) đã thực hiện một kế hoạch để triển khai lưới điện thông minh ở Trung Quốc trong ba giai đoạn (lập kế hoạch và quản lý, triển khai xây dựng và phát triển). Trong số các công nghệ nghiên cứu, SGCC hiện đang thử nghiệm công nghệ thụ động PON (mạng quang thụ động) cho lưới điện thông minh, có thể được triển khai ở cấp quốc gia và làm cho nó hiệu quả hơn và cung cấp điện đáng tin cậy. Công nghệ này cũng sẽ cung cấp Internet, truyền hình và điện thoại băng thông rộng ngay cả ở những vùng xa xôi nhất của Trung Quốc. Công ty dự kiến lắp đặt 100% đồng hồ thông minh cho khách hàng của mình vào năm 2015.
Lưới điện thông minh sử dụng mạng máy tính để theo dõi không chỉ tiêu thụ điện của người sử dụng mà còn cả hiệu suất của các nhà máy điện trong thời gian thực. Công nghệ PON được sử dụng để truyền dữ liệu ở tốc độ rất cao qua sợi quang học có thể được cài đặt trong dây cáp điện áp cao mà không gây nhiễu. Công nghệ này là một sự lựa chọn rất bất thường đối với loại hình dự án này. Nói chung, các công nghệ như Công nghệ truyền thông đường điện (Power Line Communication - PLC) hoặc các hình thức khác của truyền thông không dây được sử dụng trong loại hình dự án này. Một mặt, công nghệ sợi quang có mức đầu tư cao so với các giải pháp công nghệ khác và nó cũng yêu cầu phải có những thay đổi đáng kể đối với lưới điện. Vì vậy, việc triển khai cấp quốc gia của công nghệ này trong khuôn khổ dự án “Lưới điện thông minh” có chi phí lên tới 12,5 tỷ nhân dân tệ (khoảng 1,5 tỷ euro). Mặt khác, cáp quang cung cấp nhiều băng thông mà các công-tơ thông minh không thực sự cần phải làm việc. Đó là lý do tại sao có vẻ như là công ty SGCC có nhiều kế hoạch tham vọng hơn nữa trong dự án này chứ khoogn chỉ đơn giản là lắp đặt công tơ thông minh trên cả nước: một trong những mục tiêu cuối cùng của mạng lưới điện thông minh dựa trên mạng cáp quang sẽ là phát triển các dịch vụ thông tin liên lạc tiên tiến.
Hiện nay, khoảng 86.000 công-tơ điện thông minh đã được SGCC lắp đặt tại Trung Quốc. Đa số các máy được lắp đặt này cho đến nay được dựa trên công nghệ PLC. Tuy nhiên, Công ty SGCC vẫn tiếp tục đánh giá các loại công nghệ truyền thông, chẳng hạn như mạng không dây, như LTE (3G/4G).
Trung Quốc, bằng các phương tiện sử dụng trong phát triển của công nghệ lưới điện thông minh sử dụng sợi quang học có thể giúp kích thích sự phát triển của công nghệ trên thế giới. Thật vậy, SGCC là công ty lớn nhất trên thế giới về cung cấp các dịch vụ công, hoạt động ở hầu hết trên lãnh thổ Trung Quốc, với 286 triệu khách hàng. Thị trường tiềm năng này có thể có một tác động đáng kể về các cơ hội để cung cấp thiết bị và các thành phần. Ví dụ, việc triển khai này sẽ có lợi cho các nhà cung cấp thiết bị đầu cuối dây quang (OLT) như Huawei, ZTE, Alcatel-Lucent và FiberHome.
Gần đây, SGCC công bố khoản tài trợ trị giá hơn 300 tỷ nhân dân tệ (36 tỷ euro) sẽ được dành cho việc xây dựng hệ thống lưới điện điện áp rất cao (EHV) và lưới điện thông minh trong năm 2013.
Nguồn: www.vista.vn (NTT - Theo http://www.bulletins-electroniques.com)
- Nhà máy điện mặt trời nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới (12/11/2024)
- Cỗ máy sản xuất 450 kg hydro mỗi giờ (30/10/2024)
- Học giả Nobel Hóa học: Nghiên cứu protein sẽ mở ra đột phá khó tin (15/10/2024)
- Nhật Bản: Thử nghiệm màn hình dịch tự động hỗ trợ du khách nước ngoài (03/08/2023)
- Indonesia và Nhật Bản hợp tác về công nghệ và hệ thống định vị vệ tinh (03/08/2023)
- Nhật Bản sẽ phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 nội địa đầu tiên (03/08/2023)