Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 57701 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Tin KH & CN Thế giới
Trung Quốc vận hành “Mặt trời nhân tạo” - nguồn năng lượng sạch của tương lai (10/12/2020)
Theo Tập đoàn Nguyên tử quốc gia Trung Quốc (CNNC), HL-2M có thể vận hành ở nhiệt độ 150 triệu độ C - nóng gấp 3 lần phiên bản HL-2A trước đây và nóng hơn Mặt trời thật đến 10 lần.
Thiết bị phản ứng tổng hợp hạt nhân có kiểm soát HL-2M Tokamak được xem là “Mặt trời nhân tạo” của Trung Quốc.
Theo tờ South China Morning Post, cuối tuần qua, Trung Quốc đạt được bước tiến mới trong công nghệ phản ứng tổng hợp hạt nhân có kiểm soát (phản ứng nhiệt hạch) sau khi chạy thử thành công cỗ máy phản ứng HL-2M Tokamak thế hệ mới.
Thiết bị phản ứng tổng hợp hạt nhân có kiểm soát HL-2M Tokamak được xem là “Mặt trời nhân tạo” của Trung Quốc. Đây chính là nguồn năng lượng sạch của tương lai. Thiết bị được đặt ở tỉnh Tứ Xuyên và hoàn tất vào cuối năm ngoái.
Tờ People’s Daily của Trung Quốc viết, “việc phát triển năng lượng tổng hợp hạt nhân không chỉ là một cách giải quyết nhu cầu năng lượng chiến lược của Trung Quốc mà còn có ý nghĩa to lớn với sự phát triển bền vững trong tương lai của năng lượng và kinh tế quốc gia”.
Theo Tập đoàn Nguyên tử quốc gia Trung Quốc (CNNC), HL-2M có thể vận hành ở nhiệt độ 150 triệu độ C - nóng gấp 3 lần phiên bản HL-2A trước đây và nóng hơn Mặt trời thật đến 10 lần.
Trong khi các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới sử dụng phản ứng phân hạch uranium, dự án “Mặt trời nhân tạo” tập trung nghiên cứu phản ứng hợp hạch vốn khó thực hiện hơn. Tờ South China Morning Post dẫn lời giới khoa học cho biết phản ứng hợp hạch giúp phóng thích nguồn năng lượng khổng lồ tương tự như phản ứng của Mặt trời khi các hạt nhân hydro kết hợp lại thành heli.
"HL-2M là ‘Mặt trời nhân tạo' lớn nhất với các thông số tốt nhất của Trung Quốc", ông Xu Min, Giám đốc Viện Khoa học nhiệt hạch thuộc CNNC, mô tả.
Lò phản ứng thí nghiệm nhiệt hạch quốc tế (ITER) đang được xây dựng ở miền nam nước Pháp cũng được thiết kế để vận hành ở 150 triệu độ C.
Ông Yang Qingwei, kỹ sư trưởng của CNNC, tự tin thành tựu của họ sẽ trở thành trụ cột quan trọng cho dự án ITER, trong đó Trung Quốc cũng là một thành viên cùng với Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Nga và Hàn Quốc. Dự án ITER trị giá khoảng 24 tỷ USD, có 35 quốc gia tham gia và dự kiến hoàn thành vào 2025.
Nguồn: H.Phương/baochinhphu.vn
Ngày cập nhật: 07/12/2020
- Nhà máy điện mặt trời nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới (12/11/2024)
- Cỗ máy sản xuất 450 kg hydro mỗi giờ (30/10/2024)
- Học giả Nobel Hóa học: Nghiên cứu protein sẽ mở ra đột phá khó tin (15/10/2024)
- Nhật Bản: Thử nghiệm màn hình dịch tự động hỗ trợ du khách nước ngoài (03/08/2023)
- Indonesia và Nhật Bản hợp tác về công nghệ và hệ thống định vị vệ tinh (03/08/2023)
- Nhật Bản sẽ phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 nội địa đầu tiên (03/08/2023)