Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 682
Tổng truy cập : 57,998

Tin KH & CN Hải Phòng

Trường Đại học Hải Phòng: Đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các trường đối tác trong và ngoài nước (23/05/2016)

Chiều 21/5, Sở KH&CN tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện đề án “Liên doanh, liên kết, kêu gọi đầu tư mở các cơ sở đào tạo trình độ trên đại học giữa trường Đại học Hải Phòng với các trường Đại học danh tiếng trong nước và quốc tế, các Viện nghiên cứu KH&CN đầu ngành của quốc gia”. Đại diện các Sở KH&CN, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ và Liên hiệp các hội KH&KT thành phố là các thành viên Hội đồng đánh giá.

2 nội dung chính được đề cập đến trong đề án gồm: đánh giá hiện trạng và xây dựng kế hoạch hoạt động liên doanh liên kết, kêu gọi đầu tư mở các cơ sở đào tạo trình độ trên đại học giữa trường Đại học Hải Phòng với các trường Đại học danh tiếng trong nước và quốc tế, các Viện nghiên cứu KH&CN đầu ngành của quốc gia.

Ban chủ nhiệm đề án chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng đánh giá

Giai đoạn 1997 - 2000, trường Đại học Hải Phòng có quan hệ đối tác với 28 trường trong và ngoài khu vực. Có 500 sinh viên và 20 giảng viên của trường học tập và giảng dạy tại nước ngoài; gần 3.000 sinh viên và 50 giảng viên nước ngoài đến học tập và làm việc tại trường. Đánh giá về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên của trường, đề án cũng chỉ ra rằng, bên cạnh những thế mạnh trong việc đầu tư về máy móc, thiết bị, môi trường làm việc cũng như đào tạo nguồn nhân lực… trường vẫn cần hoàn thiện hơn nữa nếu muốn nâng tầm đào tạo và mở rộng quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, đề án cũng khảo sát chi tiết đối tác liên kết đào tạo trình độ trên đại học và nhu cầu của người học - làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch liên doanh, liên kết của trường.

Với mục tiêu đến năm 2020 sẽ đào tạo 500 thạc sĩ chất lượng quốc tế thuộc 3 ngành: Quản trị kinh doanh, Quản lý kinh tế và Công nghệ thông tin; đề án đã xây dựng kế hoạch liên doanh, liên kết với các trường đối tác trong và ngoài nước. Cụ thể là: 1. Về đối tác liên kết: Có đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất đảm bảo công tác đào tạo, có kết quả tốt trong công tác đào tạo, kết quả cao trong hợp tác và nghiên cứu. 2. Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý của trường phải có trình độ Tiến sĩ trở lên, đủ năng lực chuyên môn, năng lực nghiên cứu khoa học và trình độ tiếng Anh; giảng viên các trường đối tác đảm nhiệm các học phần chuyên ngành và hướng dẫn luận văn Thạc sĩ… 3. Về đối tượng tuyển sinh: có bằng tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước các ngành được liên kết đào tạo và tham dự một số học phần bổ sung kiến thức cơ sở, trình độ tiếng Anh đạt từ B1 trở lên theo khung tham chiếu châu Âu…4. Hình thức đào tạo gồm 3 loại hình: 100% tại nước ngoài, 30% tại Việt Nam và 70% tại nước ngoài, 100% tại Việt Nam; đây cũng là căn cứ để tính học phí cho các đối tượng được đào tạo. Ngoài ra, tại kế hoạch này, đề án cũng hoạch định chi tiết về kinh phí thực hiện, trách nhiệm của các bên cũng như khung chương trình đào tạo.

Hội đồng đánh giá cao tính thiết thực, khách quan trong đánh giá hiện trạng đào tạo của đề án; đồng thời yêu cầu bổ sung một số nội dung để hoàn thiện đề án, như: So sánh chất lượng đào tạo theo hình thức liên doanh, liên kết với hình thức đào tạo cũ; bổ sung các đối tác liên kết trong nước; dự kiến tiêu chuẩn đầu vào, đầu ra; đánh giá hiệu quả xã hội của đề án…

Nguyễn Lưu