Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 24988 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Tuyến tụy nhân tạo dành cho bệnh nhân tiểu đường (15/07/2016)
Các nhà khoa học tới từ Đại học Cambridge - Anh, đã phát triển một thiết bị mới có kích cỡ như chiếc điện thoại iPhone có thể theo dõi lượng đường trong máu của bệnh nhân và tự động tiêm đúng mức insulin khi cơ thể cần.
Sản phẩm này “mang tính cách mạng”, người dùng chỉ cần gắn thiết bị vào quần áo của mình và nó sẽ theo dõi mức độ glucose và insulin thông qua các tấm dán trên da. Nó có thể chứng minh là dây cứu sinh cho khoảng 35,000 người ở Anh, mắc bệnh tiểu đường loại 1. Khi tuyến tụy ngừng sản xuất insulin.
Hiện nay, nhiều bệnh nhân phải tiêm insulin lên đến 5 lần/ ngày để tránh các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Hoặc là, bệnh nhân phải kiểm soát chế độ ăn uống một cách cẩn thận hay phải tự xét nghiệm đường huyết bằng máy đo cầm tay hàng giờ.
Thiết bị này cũng có thể hỗ trợ cho những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2. Khoảng 3.1triệu bệnh nhân đã được chẩn đoán với tiểu đường tuýp 2, bệnh béo phì cũng là nguyên nhân lớn, trong đó 14% ở mức nghiêm trọng cần tiêm insulin. Bởi vì mức độ béo phì tăng cao, người ta ước tính rằng tổng cộng có 5 triệu người ở Anh sẽ mắc bệnh tiểu đường vào năm 2025, đa số là loại tiểu đường tuýp 2.
Các nhà khoa học tại Đại học Cambridge thực hiện nghiên cứu trên tuyến tụy nhân tạo, họ đã tìm ra cách để kết hợp 2 thiết bị có sẵn - bơm dùng để cung cấp insulin và màn hình hiển thị glucose - trở thành một tuyến tụy nhân tạo tự động được biết đến như một hệ thống khép kín.
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetologia, hai Tiến sĩ Roman Hovorka và Hood Thabit cho biết: “Bệnh tiểu đường tuýp 1 đang trở thành gánh nặng về mặt tâm lý và có những tác động bất lợi đến chất lượng cuộc sống”.
Các thử nghiệm đến nay cho thấy, người dùng đã tích cực trong cách sử dụng tuyến tụy nhân tạo, tạo cho họ “thời gian nghỉ” trong lúc họ theo dõi bệnh của mình. Hệ thống này giám sát lượng đường trong máu một cách hiệu quả cho người bệnh, không cần người bệnh phải giám sát liên tục.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh kết quả của một số nghiên cứu phân tích tình trạng khi sử dụng thiết bị của người lớn và trẻ em, tất cả những đối tượng này đều bị “tiểu đường” được theo dõi cẩn thận và đều sử dụng thiết bị này tại nhà.
So với kỹ thuật tự kiểm soát đường huyết thông thường, thiết bị này không chỉ thành công trong việc kiểm soát bệnh mà còn giảm số bệnh nhân thường có lượng đường huyết quá cao hoặc quá thấp.
Trong một nghiên cứu dài nhất cho đến nay, bệnh nhân đã được yêu cầu sử dụng thiết bị vòng lặp khép kín cả ngày lẫn đêm trong khoảng thời gian ba tháng. Với sự hỗ trợ của thiết bị mới, chỉ số đường trong máu của bệnh nhân đã được cải thiện ở mức mục tiêu là 11 điểm phần trăm.
Thiết bị này còn có thể thay thế cho một số bệnh nhân tiểu đường cần cấy ghép tuyến tụy, có nghĩa là họ có thể tránh được phẫu thuật và dùng các chất ức chế hệ thống miễn dịch của họ.
Tiến sĩ Elizabeth Robertson, Giám đốc Nghiên cứu Diabetes UK, cho biết: “Sự phát triển của thiết bị này có thể thay đổi cuộc sống của người bị bệnh tiểu đường. Các tuyến tụy nhân tạo có tiềm năng thay đổi cuộc sống, đặc biệt là cho những người cảm thấy khó khăn để duy trì việc kiểm soát tốt lượng đường trong máu của họ”.
Tiến sĩ Hovorka cho biết, thiết bị đã sẵn sàng để được cung cấp cho công chúng ngay sau khi được kiểm duyệt và cho phép, có thể là vào đầu năm 2017 tại Mỹ và cuối năm 2018 ở Anh và châu Âu.
Nguồn: www.vista.gov.vn
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)