Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 26979 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học nông nghiệp
Ứng dụng Polyme thân thiện môi trường trong canh tác nông, lâm nghiệp khu vực Tây Nguyên (05/08/2016)
Tây Nguyên có thế mạnh về đất đỏ bazan rất thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm như: cà phê, cao su, chè, điều, tiêu. Trong những năm gần đây, dưới tác động của chính sách kinh tế phù hợp, cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, sản xuất nông nghiệp trong vùng có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng theo hướng kinh tế hàng hóa. Tuy nhiên, bên cạnh đó, điều kiện canh tác đang đối mặt với hàng loạt khó khăn như: tình trạng thiếu nước gây hạn hán vào mùa khô, tình trạng xói mòn, lở đất vào mùa mưa gây bạc màu, mất dinh dưỡng đã và đang xảy ra ở mức báo động. Do vâỵ, cần phải có những giải pháp thiết thực để giảm những tác động của môi trường, cải tạo và phục hồi đất sau quá trình canh tác.
Trong nông nghiệp, nước và phân bón là hai yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến năng suất, chất lượng nông sản và độ phì nhiêu của đất. Hiện nay đã có nhiều giải pháp được tiến hành để đảm bảo nhu cầu cung cấp nước cũng như duy trì độ ẩm cho cây trồng như xây dựng các hồ tích và chứa nước, các biện pháp nông - lâm nghiệp, phủ bồi để giữ ẩm và chống xói mòn tại chỗ.
Sử dụng polyme siêu hấp thụ nước (AMS-1) và polyme chống xói mòn (PAM) là hai vật liệu thân thiện môi trường để canh tác nông, lâm nghiệp khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là đối với cây cà phê, hồ tiêu và cao su - những cây trồng chủ lực của vùng sẽ giúp cải thiện khả năng giữ nước của đất, chống xói mòn và cải tạo đất tốt, góp phần đảm bảo độ phì nhiêu cho đất trồng, nhằm góp phần giúp cây trồng phát triển tốt, tăng năng suất và chất lượng.
Với mục đích đưa vật liệu mới sử dụng trong nông nghiệp có khả năng giữ ẩm, cải tạo đất, chống xói mòn, rửa trôi dinh dưỡng và nâng cao năng suất cây trồng và hoàn thiện các kỹ thuật sử dụng chúng cho một số loại cây khu vực Tây Nguyên,TS Nguyễn Thanh Tùng cùng các đồng nghiệp thuộc Viện Hóa học - VAST đã thực hiện đề tài: “Ứng dụng polyme thân thiện môi trường trong canh tác nông, lâm nghiệp khu vực Tây Nguyên”. Mục tiêu của đề tài chủ yếu tập trung vào hai nhiệm vụ sau đây:
- Xây dựng 5 mô hình ứng dụng thành công hai loại polyme AMS-1 và PAM để cải tạo đất, chống xói mòn, bạc màu đất, góp phần nâng cao năng suất cây trồng từ 10-15%, quy mô 5ha/mô hình
- Xây dựng quy trình sử dụng 2 loại polyme, tập huấn, chuyển giao công nghệ cho địa phương.
Sau một thời gian nỗ lực nghiên cứu, nhóm thực hiện đề tài đã thu được một số kết quả về triển khai ứng dụng hai loại polyme trên cũng như xây dựng các quy trình sử dụng phù hợp với một số loại cây trồng khu vực Tây Nguyên, cụ thể như sau:
1) Đã xây dựng được bộ tiêu chí cũng như lựa chọn được địa điểm triển khai mô hình đáp ứng đầy đủ các tiêu chí dưa ra.
2) Triển khai thành công 5 mô hình nghiên cứu ứng dụng hai loại polyme thân thiện với môi trường để giữ ẩm, chống xói mòn và cải tạo đất cho 3 loại cây với 5 đối tượng cây trồng: cây cà phê trồng mới, cây cà phê đang kinh doanh, cây hồ tiêu trồng mới, cây hồ tiêu đang kinh doanh và cây cao su trồng mới.
3) Xây dựng 5 mô hình ứng dụng hai loại polyme AMS-1 và PAM cho 5 đối tượng cây trồng (cây cà phê trồng mới, cây cà phê đang kinh doanh, cây hồ tiêu trồng mới, cây hồ tiêu đang kinh doanh và cây cao su trồng mới).
4) Đã xây dựng được 5 quy trình sử dụng hai loại polyme AMS-1 và PAM cho 5 đối tượng cây trồng (cây cà phê trồng mới, cây cà phê đang kinh doanh, cây hồ tiêu trồng mới, cây hồ tiêu đang kinh doanh và cây cao su trồng mới).
Những kết quả đề tài đạt được sẽ góp phần phát triển nông lâm nghiệp khu vực Tây Nguyên theo hướng bền vững, xóa đói giảm nghèo, ổn định an ninh chính trị và quốc phòng khu vực Tây Nguyên.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số: 10984/2015) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Nguồn: www.vista.gov.vn
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao (18/11/2024)
- Phân bón lá Nano - REM: kết hợp giữa công nghệ nano và nông nghiệp hữu cơ (12/11/2024)
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất naringin và tinh dầu từ vỏ quả bưởi và xây dựng mô... (05/11/2024)
- Chọn tạo giống đậu xanh mới: Kháng bệnh khảm vàng và cho năng suất cao (30/10/2024)
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao (21/10/2024)
- Mô hình sản xuất lúa giống mới năng suất cao (15/10/2024)