Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 52614 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Ứng dụng công nghệ vi sinh trong xử lý chất thải rắn (09/12/2016)
Xử lý chất thải bằng biện pháp sinh học là bắt chước quá trình phân giải hữu cơ trong tự nhiên: quá trình tự làm sạch. Muốn thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy, ngoài việc tăng cường các điều kiện lên men, cần phải bổ sung các chủng vi sinh vật phù hợp và phân hủy mạnh nguồn các chất cần xử lý.
Công nghệ sinh học (CNSH) đang được coi là ngành khoa học quan trọng và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời sống. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhiều quy trình công nghệ xử lý ô nhiễm hiện tại được xây dựng trên cơ sở sự tham gia tích cực của các chủng vi sinh vật.
Trong hội thảo khoa học Ứng dụng CNSH trong xử lý môi trường diễn ra tại Hà Nội, PGS.TS Tăng Thị Chính - Viện Công nghệ Môi trường - Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam cho biết hiện nay chúng ta đang áp dụng công nghệ vi sinh trong xử lý chất thải. Một trong những xu hướng phát triển hiện nay là tạo ra các chế phẩm vi sinh vật hay nói cách khác là tuyển chọn những vi sinh vật có đặc tính tốt hơn, dễ dàng thích nghi với môi trường.
“Các nguyên tắc cơ bản trong việc lựa chọn các chủng vi sinh vật bổ sung vào quá trình xử lý chất thải gồm: Các vi sinh vật phải có hoạt tính sinh học mạnh như khả năng sinh phức hệ enzym ngoại bào cao và ổn định; Sinh trưởng tốt trong điều kiện thực tế của môi trường cần xử lý, thích nghi và cạnh tranh được với vi sinh vật có sẵn trong môi trường; Không gây độc cho người, cây trồng, động vật và vi sinh vật hữu cơ”, PGS Chính nói.
Theo vị PGS phân tích, quần thể vi sinh vật tự nhiên đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xử lý rác thải, nước thải trong đó vi khuẩn là nhóm quan trọng nhất. Các chủng vi sinh vật ưa nhiệt, sinh vật tổng hợp enzym cao phân giải nhanh các hợp chất hữu cơ để xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ compost Sagi Bio.
Theo đó, các chủng vi sinh vật ưa nhiệt, thuộc nhóm xạ khuẩn Streptomyces và vi khuẩn thuộc giống Bacillus để sản xuất chế phẩm Biomicromix1 với ưu điểm chịu nhiệt cao, tồn tại và phát triển trong suốt quá trình xử lý. Một số chủng xạ khuẩn và vi khuẩn còn sinh ra các chất kháng sinh, chất điều hòa sinh trưởng có lợi cho việc sử dụng mùn sau khi xử lý để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh.
Được biết, chế phẩm Sagi Bio đã được đưa vào thử nghiệm đầu tiên ở nhà máy Chế biến phế thải đô thị Hà Nội và được ứng dụng tại các nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt thành phân bón hữu cơ như Nhà máy chế biến phân bón từ chất thải Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), nhà máy xử lý và chế biến chất thải Việt Trì (Phú Thọ)...
Đồng thời, năm 2012 - 2014, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cho thực hiện dự án sản xuất độc lập cấp nhà nước “Hoàn thiện công nghệ sản xuất và triển khai ứng dụng chế phẩm vi sinh vật ưa nhiệt để xử lý rác thải sinh hoạt và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh vật từ các nhà máy xử lý rác thải”. Đặc biệt, chế phẩm vi sinh học Sagi Bio đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép chế phẩm sinh học được sử dụng trong xử lý ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, chế phẩm còn được ứng dụng trong quy mô hộ gia đình như xử lý chất thải của trâu, bò, lợn, gà…
Nguồn: www.vista.gov.vn (Theo Một thế giới)
- Trung Quốc phát triển radar laser có thể 'mò kim dưới biển' (16/12/2024)
- Bơm nhiệt CO2 lớn nhất thế giới có thể sưởi cho 25.000 hộ (09/12/2024)
- Neuralink thử nghiệm điều khiển cánh tay robot bằng ý nghĩ (02/12/2024)
- Trung Quốc khởi động cỗ máy siêu trọng lực mạnh nhất thế giới (25/11/2024)
- Nhà máy năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới (18/11/2024)
- Xe điện mặt trời có thể chạy 1.600 km (12/11/2024)