Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 53019 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Vải graphene có thể cho phép các thiết bị điện tử đeo trên người (02/12/2016)
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Graphene Cambridge (CGC) tại Đại học Cambridge, Vương quốc Anh, với sự hợp tác của các nhà khoa học tại Đại học Giang Nam, Trung Quốc, đã phát minh ra phương pháp làm lắng mực nền graphene lên bông để sản xuất một loại vải dẫn điện.
Công trình này, được công bố trên Tạp chí Carbon, trình diễn một bộ cảm biến động đeo trên người dựa trên vải bông dẫn điện.
Quy trình mới, được phát triển bởi Tiến sĩ Felice Torrisi và cộng sự tại CGC, là phương pháp làm vải bông dẫn điện thân thiện với môi trường, bền vững và chi phí thấp bằng cách pha vào một loại mực dẫn điện gốc graphene.
Dựa trên công trình của Torrisi về chế tạo các loại mực in graphene cho thiết bị điện tử linh hoạt, nhóm nghiên cứu đã tạo ra các loại mực của lớp graphene biến đổi hóa học có nhiều kết dính với sợi bông hơn graphene chưa biến sửa đổi.
Torrisi cho biết: "Mực dẫn điện khác được làm từ các kim loại quý như bạc, sản xuất rất tốn kém và không bền, trong khi graphene vừa giá rẻ, lại thân thiện môi trường và tương thích về mặt hóa học với vải bông”.
Đồng tác giả, giáo sư Wang Chaoxia của Đại học Giang Nam nói thêm: "Phương pháp này sẽ cho phép chúng ta đặt các hệ thống điện tử trực tiếp vào quần áo. Đây là một công nghệ dệt vải thông minh tuyệt vời”.
Công trình này sẽ mở ra nhiều cơ hội thương mại cho loại mực nền graphene, từ công nghệ sức khỏe cá nhân, quần áo thể thao thành tích cao, quần áo quân đội, công nghệ/máy tính mặc trên người và thời trang.
Torrisi kết luận: "Việc biến đổi sợi bông thành các thành phần điện tử chức năng có thể mở ra một bộ ứng dụng hoàn toàn mới từ chăm sóc sức khỏe và hạnh phúc đến mạng lưới vạn vật kết nối- Internet. Nhờ công nghệ nano, trong tương lai quần áo chúng ta có thể kết hợp các thiết bị điện tử dựa trên vải và trở thành có thể tương tác”.
Nguồn: www.vista.gov.vn (Theo Pan European Networks)
- Trung Quốc phát triển radar laser có thể 'mò kim dưới biển' (16/12/2024)
- Bơm nhiệt CO2 lớn nhất thế giới có thể sưởi cho 25.000 hộ (09/12/2024)
- Neuralink thử nghiệm điều khiển cánh tay robot bằng ý nghĩ (02/12/2024)
- Trung Quốc khởi động cỗ máy siêu trọng lực mạnh nhất thế giới (25/11/2024)
- Nhà máy năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới (18/11/2024)
- Xe điện mặt trời có thể chạy 1.600 km (12/11/2024)