Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 7749 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Tin KH & CN Thế giới
Vệ tinh liên lạc quân sự đầu tiên của Hàn Quốc được đưa vào không gian (22/07/2020)
Tên lửa đẩy Falcon 9 của tập đoàn công nghệ không gian SpaceX (Mỹ) mang theo vệ tinh Anasis-II đã rời Trung tâm Vũ trụ Kenedy ở Florida vào sáng sớm 21/7 (giờ Việt Nam).
Tên lửa đẩy Falcon 9 mang theo vệ tinh Anasis-II rời Trung tâm Vũ trụ Kenedy.
Ngày 21/7, vệ tinh liên lạc quân sự đầu tiên của Hàn Quốc đã được phóng thành công vào không gian, giúp nước này trở thành quốc gia thứ 10 trên thế giới sở hữu một vệ tinh liên lạc dành riêng cho các mục đích quân sự.
Theo thông báo của Cơ quan Quản lý chương trình mua sắm Quốc phòng Hàn Quốc (DAPA), tên lửa đẩy Falcon 9 của tập đoàn công nghệ không gian SpaceX (Mỹ) mang theo vệ tinh Anasis-II đã rời Trung tâm Vũ trụ Kenedy ở Florida vào sáng sớm 21/7 (giờ Việt Nam).
Sau khi tách khỏi tên lửa, vệ tinh đã liên lạc thành công với Trung tâm Vũ trụ Toulouse, ở thành phố Toulouse (Pháp) vào khoảng hai giờ sau đó.
Trước đó, DAPA dự tính vệ tinh sẽ tách khỏi tên lửa đẩy 32 phút sau khi được phóng đi và sẽ gửi tín hiệu đầu tiên về mặt đất khoảng 18 phút sau đó.
Thông báo của DAPA nêu rõ việc phóng thành công Anasis-II giúp Hàn Quốc có được một vệ tinh liên lạc đầu tiên dành riêng cho các hoạt động quân sự, thay thế cho vệ ANASIS-I vốn đang đảm nhận cả các nhiệm vụ quân sự và dân sự.
Trong vòng hai tuần, vệ tinh Anasis-II sẽ đạt quỹ đạo 36.000km. Quân đội Hàn Quốc sẽ tiếp quản vệ tinh vào tháng 10 tới sau khi nhà sản xuất - Công ty Quốc phòng và không gian Airbus - hoàn tất kiểm tra các chức năng hoạt động và vận hành.
Theo kế hoạch ban đầu, vệ tinh Anasis-II được phóng vào đầu tháng 7 nhưng lịch phóng sau đó được lùi lại để đợi hoàn tất kiểm tra phần cứng.
Theo thông tin từ Airbus, vệ tinh này được sản xuất dựa trên nền tảng vệ tinh Eurostar E3000 của công ty và sẽ cung cấp những kết nối thông tin bảo đảm trên phạm vi rộng./.
Nguồn: Lê Ánh/vietnamplus.vn
Ngày cập nhật: 21/7/2020
- Nhà máy điện mặt trời nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới (12/11/2024)
- Cỗ máy sản xuất 450 kg hydro mỗi giờ (30/10/2024)
- Học giả Nobel Hóa học: Nghiên cứu protein sẽ mở ra đột phá khó tin (15/10/2024)
- Nhật Bản: Thử nghiệm màn hình dịch tự động hỗ trợ du khách nước ngoài (03/08/2023)
- Indonesia và Nhật Bản hợp tác về công nghệ và hệ thống định vị vệ tinh (03/08/2023)
- Nhật Bản sẽ phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 nội địa đầu tiên (03/08/2023)