Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 5514 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học nông nghiệp
Vitamin C có thể tạo ra hạt giống đôi (09/07/2012)
Các nhà hóa học thuộc Đại học California, Riverside đã cho biết một vai trò mới của vitamin C trong cây trồng: kích thích tạo ra hạt giống đôi và thậm chí là hạt giống ba.
Daniel R.Gallie, giáo sư hóa sinh và trợ lý Zhong Chen thuộc khoa Hóa sinh đã phát hiện ra việc tăng nồng độ dehydroascorbate reductaza (DHAR), enzyme có mặt trong tự nhiên nhằm tái tạo vitamin C trong động thực vật, sẽ làm tăng nồng độ vitamin C, dẫn đến việc tạo ra hạt đôi hay hạt ba.
Giá trị của phát hiện này nằm ở tiềm năng tạo ra các hạt giống hệt nhau về di truyền và tăng sản lượng cây trồng giá trị cao.
Theo Gallie, khả năng tăng sinh có thể rất hữu dụng khi mà tỷ lệ tạo hạt vốn có của cây thấp hay đối với trường hợp giá trị của cây trồng cao, chẳng hạn như ngô, việc tạo ra đa phôi sẽ làm tăng đáng kể hàm lượng protein. Việc tăng thêm hạt giống trên một hạt cũng có thể làm tăng tỷ lệ sống sót của hạt ở một số loài.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí điện tử PLoS ONE.
Trong phòng thí nghiệm, khi tiêm vitamin C vào bầu nhụy thực vật, vitamin này sẽ khiến hợp tử phân chia thành hai hay thậm chí 3 tế bào trứng trước khi các tế bào này tiếp tục các giai đoạn phát triển tiếp theo để tạo thành hạt đôi hay hạt ba.
Mặc dù nghiên cứu sử dụng cây thuốc lá, nhưng Gallie dự báo vitamin C cũng sẽ có thể tạo ra hạt đôi hoặc hạt ba ở các thực vật khác.
Một câu hỏi đặt ra từ nghiên cứu này là liệu vitamin C có thể có tác dụng tương tự ở người hay không. Khác với hầu hết các động vật, con người không thể tạo ra vitamin C nên phải thường xuyên hấp thu vitamin này từ thức ăn.
Mặc dù sự phát triển phôi động vật và thực vật khác nhau ở nhiều khía cạnh nhưng cách thức để tạo ra hạt giống đôi trong nghiên cứu này tương tự với cách thức hình thành cặp song sinh của người, đều là sự phân chia đầu tiên của trứng được thụ tinh thành hai tế bào riêng biệt, sau đó tạo thành hai phôi riêng biệt, kết quả là tạo ra hạt giống đôi ở thực vật và hai bào thai ở người. Dù có sự khác biệt trong sự phát triển tiếp theo của phôi thai trong thực vật và con người, tác động của vitamin C là vào kỳ phân chia tế bào đầu tiên.
Theo Gallie, từ trước tới nay chưa có nghiên cứu nào liên quan tới việc vitamin C khiến sinh đôi ở người.
Nguồn: NASATI
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao (18/11/2024)
- Phân bón lá Nano - REM: kết hợp giữa công nghệ nano và nông nghiệp hữu cơ (12/11/2024)
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất naringin và tinh dầu từ vỏ quả bưởi và xây dựng mô... (05/11/2024)
- Chọn tạo giống đậu xanh mới: Kháng bệnh khảm vàng và cho năng suất cao (30/10/2024)
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao (21/10/2024)
- Mô hình sản xuất lúa giống mới năng suất cao (15/10/2024)