Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 9056
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

Xử lý chất thải rắn đô thị và chất thải thực phẩm bằng phương pháp sinh học (18/10/2019)

Chất thải rắn đô thị (MSW) là chất thải sinh hoạt thường được xử lý chôn lấp theo phương pháp truyền thống. Nó chứa một lượng đáng kể chất thải thực phẩm. Hơn 50% MSW có khả năng phân hủy sinh học, cho phép sử dụng làm nguyên liệu tiềm năng để sản xuất nhiên liệu sinh học, năng lượng sinh học, hóa chất hàng hóa. Một người sống trong khu vực OECD tạo ra trung bình 520 kg chất thải mỗi năm; con số này nhiều hơn 20 kg so với năm 1990, nhưng thấp hơn 30 kg so với năm 2000.

Chất thải rắn sinh hoạt.

Lượng MSW rất lớn và việc xử lý sinh học MSW sẽ có ý nghĩa hơn ở một số quốc gia so với các quốc gia khác, đặc biệt là những quốc gia có lượng MSW lớn được chôn lấp. Với việc thu gom chất thải riêng biệt bắt buộc ở châu Âu vào năm 2023, mô hình này có thế áp dụng cho các quốc gia khác.

Chất thải thực phẩm, về bản chất, là chất thải có thể phân hủy sinh học và nhiều loại có thể chuyển hóa trong các nhà máy xử lý sinh học. Đến nay, hầu như không có chất thải thực phẩm nào được sử dụng theo cách này, mặc dù ước tính hàng năm trên toàn cầu có khoảng 1,3 tỷ tấn chất thải thực phẩm tại các bãi chôn lấp. Điều này cho thấy rằng một phần ba tổng sản lượng lương thực toàn cầu bị lãng phí, gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu hơn 900 tỷ USD. Chất thải thực phẩm trong bãi rác cuối cùng sẽ được biến đổi sinh học thành khí sinh học, một hỗn hợp dễ cháy của mê-tan và CO2 và một lượng nhỏ H2. Tại các bãi chôn lấp kỹ thuật hiện đại, khí sinh học này có thể được thu giữ và sử dụng để sưởi cho khu vực hoặc để sản xuất điện. Tuy nhiên, ở quy mô toàn cầu, nó chỉ đơn giản là bổ sung phát thải GHG vì khí mê-tan tạo GHG mạnh hơn nhiều so với CO2. Thiệt hại thực phẩm toàn cầu và chất thải thực phẩm tạo ra hằng năm 4,4 tỷ tấn CO2 tương đương, hay khoảng 8% tổng lượng khí thải GHG do con người tạo ra, chỉ ít hơn một chút so với giao thông đường bộ toàn cầu.

Những năm gần đây người ta tập trung rất nhiều vào chất thải xenlulô. Dữ liệu về xử lý sinh học chất thải thực phẩm rất khó thu thập và không nhiều. Cách tiếp cận thu thập dữ liệu đơn thuần về chất thải thực phẩm không có giá trị cụ thể. Tuy nhiên, nguồn dữ liệu còn hạn chế cho thấy tình trạng tổn thất lương thực cao hơn nhiều so với giai đoạn ngay sau thu hoạch ở các nước đang phát triển. Đối với các nền kinh tế thịnh vượng, chất thải thực phẩm sau tiêu dùng chiếm phần lớn nhất, với sự ảnh hưởng từ các yếu tố như tính thẩm mỹ và thời hạn sử dụng. Ước tính rằng lượng thực phẩm bị lãng phí ở Anh là 25% (tính theo trọng lượng) của lượng đã mua, đó chỉ là nguồn thực phẩm bị lãng phí ở các hộ gia đình. Bánh mì được coi là nguồn thực phẩm bị lãng phí nhất, chiếm tới 32%.

Do đó, việc kiểm tra chất thải thực phẩm tại các điểm khác nhau trong chuỗi cung ứng thực phẩm là nguồn cung cấp thông tin cho các chính phủ vì giai đoạn thực phẩm bị lãng phí ảnh hưởng rất lớn đến vết cacbon liên quan đến chất thải. Chuỗi cung ứng càng xa điểm thu hoạch mà sản phẩm thực phẩm bị lãng phí, cường độ cacbon của chất thải kể từ khi thu hoạch, vận chuyển và chế biến tích lũy thêm GHG theo chuỗi cung ứng càng lớn.

Nguồn: P.A.T (NASATI)/www.vista.gov.vn

Cập nhật: 17/10/2019