Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 16926 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Tin KH & CN Hải Phòng
Xử lý nước thải hiệu quả với polyme diệt khuẩn (20/09/2013)
Trong khuôn khổ Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới thành phố Hải Phòng đến năm 2020, UBND xã Phù Ninh (huyện Thủy Nguyên) – một trong 08 xã điểm xây dựng nông thôn mới của thành phố giai đoạn 2011 – 2013 - đã chủ trì xây dựng thành công mô hình xử lý nước thải của các hộ sản xuất nhỏ bằng polyme diệt khuẩn.
Chủ một cơ sở sản xuất bún đang pha hợp chất polyme diệt khuẩn để xử lý nước thải
Polyme diệt khuẩn (Biopag-D) là một hợp chất diệt khuẩn cao phân tử do Viện Công nghệ Sinh thái Maxcơva (Cộng hòa Liên bang Nga) sản xuất. Đây là sản phẩm có hiệu lực diệt khuẩn cao, không độc hại, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: xử lý mùi hôi thối, xử lý nước thải, y tế, chăn nuôi, trong phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường.
Với những đặc tính ưu việt như vậy, theo ông Vũ Mạnh Nhưng – Chủ tịch UBND xã Phù Ninh, hợp chất polyme diệt khuẩn đáp ứng “trúng” nhu cầu cấp bách của địa phương hiện nay. Hoạt động của các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, giết mổ gia súc gia cầm trên địa bàn đã và đang gây áp lực đến chất lượng môi trường do phần lớn các cơ sở này có quy mô nhỏ lẻ, mặt bằng sản xuất chật hẹp, quy trình sản xuất thô sơ...
Xã Phù Ninh hiện có 25 hộ sản xuất bún, làm đậu và chăn nuôi, 12 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. Trung bình một ngày mỗi cơ sở sản xuất thải ra môi trường 2m3 nước thải. Một số cơ sở sản xuất mặc dù đã có bể chứa nhưng lượng nước thải vẫn chảy tràn trực tiếp ra môi trường xung quanh, một số hộ sản xuất không có bể chứa nước thải mà xả trực tiếp ra môi trường. Nguồn nước thải của các cơ sở sản xuất này không có bất kỳ một biện pháp xử lý nào. Vì vậy, môi trường xung quanh các cơ sở này luôn trong tình trạng bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đời sống, gây bức xúc cho người dân xung quanh dẫn đến mất đoàn kết giữa bà con lối xóm.
Hiện nay, việc xử lý ô nhiễm môi trường nước ở Hải Phòng mới chỉ sử dụng các loại chất diệt khuẩn phổ biến như nước Clo, Cloramin B,… Những chất này có khả năng diệt khuẩn cao nhưng nếu chúng không được sử dụng đúng quy cách kỹ thuật và liều lượng khi đi vào nguồn nước dễ kết hợp với các chất hữu cơ khác có trong nước tạo ra các hợp chất độc hại, thậm chí có khả năng gây ung thư cho con người.
Khắc phục được những điểm yếu trên, polyme diệt khuẩn không độc, không phản ứng và phát sinh ra các chất phụ có hại khác, không ăn hỏng da khi tiếp xúc, không mùi trong khi hiệu lực diệt khuẩn cao, sử dụng đơn giản và đặc biệt là giá thành rẻ. Các hộ phun trực tiếp chế phẩm diệt khuẩn vào bể chứa nước thải, hố ga xử lý và các khu vực nền, xung quanh chuồng nuôi và khu giết mổ. Quy trình công nghệ đã giúp khử mùi hiệu quả và diệt khuẩn cao: hết mùi sau khi phun chỉ 3-5 phút và sau 1 tuần mới phải phun lại.
Mô hình sử dụng polyme diệt khuẩn cho các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đã góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, được bà con nhiệt tình ủng hộ. Chủ tịch xã Vũ Mạnh Nhưng cũng cho biết, xã Phù Ninh sẽ duy trì sử dụng chế phẩm polyme diệt khuẩn trong xử lý nước thải sản xuất bún, trang trại chăn nuôi, nước thải lò mổ gia súc, gia cầm trong toàn xã.
Đức Minh
- Nghiên cứu đánh giá tiềm năng và khả năng sinh trưởng loài hải miên tại Hải Phòng (30/06/2025)
- Nghiên cứu thử nghiệm chế phẩm chứa anthraquinone từ cốt khí củ (Polygonum cuspidatum)... (30/06/2025)
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình tách chiết Embelin từ cây sú sử dụng trong công nghiệp... (30/06/2025)
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách nâng cao năng suất, chất lượng cho doanh nghiệp... (30/06/2025)
- Đảng bộ Sở Khoa học và Công nghệ: Tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2025-2030 (24/06/2025)
- Chuẩn bị các điều kiện đảm bảo thông suốt sau hợp nhất (24/06/2025)