Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 24468 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Bảo tồn loài voọc Cát Bà (21/02/2014)
Voọc là loài linh trưởng cực kì quý hiếm, duy nhất chỉ có trên đảo Cát Bà của Việt Nam, số lượng sụt giảm đến mức gần như tuyệt chủng: tại thời điểm này chỉ con 68 con. Chúng sống trong những cánh rừng nhiệt đới ẩm ướt của đảo Cát Bà của Hải Phòng, có tên trong danh sách 25 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới.
Một con voọc Cát Bà non được chăm sóc tại
Trung tâm cứu hộ linh trưởng Vườn Quốc gia Cúc Phương
Vì sao đàn voọc Cát Bà lại suy giảm nhanh chóng? Trước hết là do nạn săn bắt dữ dội của con người. Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số nhanh chóng trên hòn đảo này khiến môi trường sống của bầy voọc bị thu hẹp, biến đổi và chúng kiếm thức ăn vất vả hơn. Cũng có nguyên nhân xuất phát từ chính bầy voọc. Mỗi bầy voọc Cát Bà chỉ một con đực. Khi một con cái sinh con, nếu là con đực, nó lập tức bị đuổi ra khỏi đàn, tự kiếm sống một cách đơn độc cho đến khi trưởng thành. Sau đó nó phải bước vào cuộc tranh giành rất quyết liệt để được quyền giao phối với con cái, hoặc là giành vị trí đầu đàn. Trong quá trình tự kiếm sống, số con đực sống sót cho đến khi trưởng thành không nhiều.
Voọc đực thường bị bắn trước tiên vì nó luôn đứng trên những mỏm đá cao để quan sát, báo động cho cả đàn. Kể cả khi chưa trở thành con đầu đàn thì voọc đực vẫn có thói quen ngồi trên những mỏm núi cao quan sát: hoặc là chúng quan sát kẻ thù, hoặc là xác định đường đi của những con voọc cái với ý định tìm cách giao phối tránh sự kiểm soát vốn rất chặt chẽ của con đực đầu đàn. Hơn nữa, với nghĩa vụ rất lớn, khi bầy voọc bị tấn công, bao giờ con đầu đàn cũng xông lên phía trước, nhe răng hăm dọa, vì thế nó trở thành chiếc bia đỡ đạn.
Voọc Cát Bà lại là giống lười giao phối, nên việc tăng đàn rất chậm chạp. Với vòng đời trung bình 25 năm, một con voọc cái chỉ đẻ từ 1-3 con. Trong số đó, nếu tỉ lệ con đực nhiều hơn thì coi như không tăng trưởng. Trong vòng 14 năm qua, người ta ghi nhận chỉ có 15 con voọc con được sinh ra mà thôi.
Trước nguy cơ tuyệt chủng của loài linh trưởng đặc biệt biệt quý hiếm này do nạn săn bắn bừa bãi, năm 2000, Dự án Bảo vệ voọc Cát Bà được khởi động. Trong lực lượng bảo vệ bầy voọc này, có cả người nước ngoài, đến từ Đức, Mỹ. Ngày 2/6/2003, tại Trung tâm cứu hộ linh trưởng (thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương), lần đầu tiên trên thế giới một con voọc Cát Bà đã sinh được một voọc con khỏe mạnh.
Đến nay, nạn săn bắt voọc Cát Bà đã không còn, chúng đã được yên ổn sống trong những cánh rừng trên đảo Cát Bà.
Nguồn: Đại Đoàn Kết
- Internet vệ tinh đang phát triển nhanh chóng (05/05/2025)
- Trung Quốc khắc phục thất bại của pin lithium thể rắn (29/04/2025)
- Drone AI đánh bại nhà vô địch thế giới trên đường đua (21/04/2025)
- Thành tựu mới trong năng lượng nhiệt hạch của Hàn Quốc: duy trì phản ứng nhiệt hạch... (16/04/2025)
- Robot sói 4 chân cho người cưỡi (08/04/2025)
- Ôtô có thể bay và chạy trên đường tiến gần tới sản xuất (02/04/2025)