Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 8619
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học - Y dược

Bệnh đa xơ cứng: Vi khuẩn đường ruột có thể kích thích các cơ chế gây hại (01/11/2018)

Đa xơ cứng (Multiple Sclerosis - MS) là một chứng rối loạn não bộ và tủy sống với chức năng thần kinh bị giảm sút kết hợp với việc hình thành sẹo trên lớp phủ ngoài của các tế bào thần kinh. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng của MS bao gồm nhiều giai đoạn tê liệt khác nhau. Bệnh đa xơ cứng có những giai đoạn viêm lặp đi lặp lại phá hủy màng bọc myelin, một lớp bọc ngoài sợi thần kinh, để lại nhiều vùng mô sẹo (sự hóa cứng) dọc theo lớp phủ ngoài của các tế bào thần kinh. Hiện các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác của căn bệnh MS. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng bệnh cũng có thể do yếu tố môi trường mang lại.

 

 

Liệu đáp ứng tự miễn có hại cho mô não trong bệnh đa xơ cứng có xuất phát từ ruột không?

 

Căn bệnh này ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Tỷ lệ mắc phải căn bệnh này ở khu vực Bắc Âu, Miền Bắc Hoa Kỳ, Bắc Úc, và Niu Zilân cao hơn so với các vùng khác trên thế giới. Tình trạng rối loạn này cũng có xu hướng xuất phát từ gia đình. 

 

Mặc dù nguyên nhân cơ bản của nó và các yếu tố sinh lý kích hoạt gây bệnh chưa rõ ràng. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây của nhóm nghiên cứu trường Đại học Zünick Thụy Sĩ đã cho thấy vi khuẩn ruột đã kích hoạt phản ứng miễn dịch có hại gây ra thoái hóa ca mô mỡ bao bọc tế bào thần kinh (sự suy giảm của myelin) liên quan đến sự phát triển của MS. Các phát hiện của nhóm nghiên cứu đã xuất hiện trên tạp chí Science Translational Medicine gần đây. 

 

Các tế bào miễn dịch được kích hoạt trong ruột?

 

Nghiên cứu trước đây của trường Đại học Zürich mà đã được đề cập đến trong tạp chí Medical News Today đã xem xét cách thức các tế bào miễn dịch, tế bào T và tế bào B chuyên biệt, giao tiếp với nhau gây tổn hại chất myelin - chất này có tác dụng bao bọc, giúp cho các tín hiệu xung điện di chuyển nhanh chóng mà không bị gián đoạn hoặc sai lạc. 

 

Trong nghiên cứu hiện tại, các nhà khoa học đã xác định được các con đường hoạt hóa tế bào T khác. Họ lưu ý đến một protein được sản xuất ra bởi một số vi khuẩn đường ruột có thể kích hoạt các tế bào này.

 

Các tác giả nghiên cứu giải thích rằng, Các tế bào T đã phản ứng với sự tổng hợp GDP-L-fucose, một loại protein được tạo ra bởi một số vi khuẩn trong ruột của những người mắc bệnh MS. 

 

Tác giả nghiên cứu Mireia Sospedra cho biết: “Chúng tôi tin là các tế bào miễn dịch đã bị kích hoạt trong ruột và sau đó chúng di chuyển đến não, tại đây chúng gây viêm tế bào thần khinh khi chúng gặp biến thể của kháng nguyên đích”. 

 

Cụ thể hơn nữa là, trong một nhóm người đặc biệt mắc bệnh MS (những người có biến thể di truyền HLA-DRB3*), hệ vi khuẩn đường ruột dường như có vai trò lớn hơn đáng kể trong việc kích hoạt cơ chế gây MS có hại hơn so với các nghi ngờ trước đó.

 

Trong tương lai, Sospedra và nhóm nghiên cứu có kế hoạch thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn để đánh giá sự tương tác của quá trình tổng hợp GDP-L-fucose với các tế bào miễn dịch.

 

Tạo ra một phương pháp điều trị mới

 

Các phương pháp tiếp cận hiện có nhằm vào toàn bộ hệ thống miễn dịch, có nghĩa là, cách tiếp cận này ngoài có thể chống lại các cơ chế MS có hại thì nó cũng làm suy yếu các đáp ứng miễn dịch có lợi. Do đó, Sospedra lưu ý, phương pháp tiếp cận lâm sàng của họ đặc biệt nhắm vào các tế bào miễn dịch tự miễn bệnh lý. Nói cách khác là họ nhắm đích đến các tế bào miễn dịch “xấu” gây hại myelin chứ không phải toàn bộ hệ thống miễn dịch. 

 

Các nhà khoa học hy vọng đây có thể là một phương pháp điều trị tốt hơn, tập trung hơn và hiệu quả hơn cho căn bệnh MS.

 

Nguồn: P.T.T (NASATI)/www.vista.gov.vn

Cập nhật: 24/10/2018