Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 33518 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Bệnh dịch tả vịt và biện pháp phòng chống (16/12/2015)
Bệnh dịch tả vịt là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một vi rút thuộc nhóm Herpes gây bại huyết, xuất huyết cho vịt, với triệu chứng đặc trưng là sốt cao, sưng phù đầu, mù mắt, tiêu chảy phân trắng xanh, biểu hiện thần kinh nghẹo đầu. Bệnh gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người chăn nuôi do tỷ lệ chết rất cao (30-90%), giảm sản lượng trứng.
1. Phương thức lây truyền
- Bệnh dịch tả vịt có thể lây trực tiếp do tiếp xúc giữa vịt khỏe và vịt ốm.
2. Triệu chứng
- Thời gian ủ bệnh thường từ 3 - 7 ngày. Đôi khi, ở đầu ổ dịch có một số con chết đột ngột khi chưa có biểu hiện triệu chứng.
- Vịt bệnh thường ủ rũ, bỏ ăn, đứng một chân, đầu rúc vào cánh đi lại chậm chạp, không muốn xuống nước, khi lùa đi ăn thường rớt lại sau đàn. Trong đàn vịt, nhiều con có tiếng kêu khản đặc. Bắt xem thấy chân liệt, sốt cao 430 - 440C.
- Vịt thường sưng mi mắt, niêm mạc mắt đỏ, mắt kéo màng. Lúc đầu chảy nhiều nước mắt, sau nước mắt đặc lại có màu vàng như mủ đóng đầy khóe mắt.
- Vịt bệnh có khi khó thở, tiếng thở khò khè. Từ mũi chảy ra chất niêm dịch, lúc đầu trong, sau đặc lại. Nước mũi khô, quánh lại quanh khóe mũi.
- Nhiều con đầu sưng to, hầu, cổ cũng có thể bị sưng.
- Lúc mới bị bệnh vịt khát nên uống nhiều nước. Sau một vài ngày vịt ỉa chảy, phân rất loãng, có mùi khắm và có màu trắng xanh. Hậu môn bẩn, lông dính bết đầy phân.
- Vịt sợ ánh sáng, một số con có biểu hiện thần kinh, nghẹo đầu hoặc tỳ mỏ xuống đất, con đực dương vật thò ra ngoài và niêm mạc có những nốt loét.
- Vịt đẻ sản lượng trứng giảm từ 30-60%.
- Sau khi xuất hiện triệu chứng được 5 - 6 ngày, con bệnh gầy rạc, liệt chân, liệt cánh, nằm một chỗ, thân nhiệt giảm dần, con vật chết. Ở nơi lần đầu tiên xuất hiện bệnh, nếu không can thiệp kịp thời tỷ lệ chết có thể đến 80 - 100%. Trái lại ở những vùng thường xuyên có bệnh, dịch phát ra yếu, tỷ lệ chết không cao, nhưng bệnh hay kéo dài.
4. Phòng bệnh
- Về chuồng trại: phải khô ráo, thoáng mát, ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Diện tích chuồng nuôi phải phù hợp với quy mô chăn nuôi. Phải có hố thuốc sát trùng trước cửa chuồng nuôi. Phải có chuồng nuôi cách ly đàn vịt mới mua về hoặc đàn vịt ốm.
- Về con giống: phải nhập con giống khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, từ những trang trại an toàn dịch, có giấy kiểm dịch của cơ quan thú y cấp. Vịt mới mua về phải nuôi cách ly 15 ngày để theo dõi.
- Về chăm sóc nuôi dưỡng: Phải cho vịt ăn, uống đầy đủ đảm bảo chất lượng. Thường xuyên bổ sung vitamin, men tiêu hoá, khoáng chất, điện giải để tăng sức đề kháng cho đàn vịt.
- Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng: Thường xuyên vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khu vực chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi. Sau mỗi vụ nuôi phải tiến hành tổng vệ sinh chuồng trại, thu gom phân rác để xử lý, cọ rửa chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng xà phòng, sau đó tiến hành phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng nuôi, ngâm dụng cụ chăn nuôi trong thuốc sát trùng. Để trống chuồng 10 - 15 ngày trước khi nhập nuôi lứa mới.
- Tiêm phòng vắc-xin dịch tả vịt:Vắc-xin được pha loãng với nước sinh lý vô trùng đã được làm mát sao, cho 0,5 ml dung dịch tiêm chứa 1 liều vắc-xin, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp thịt ức.
+ Tiêm lần 1: đối với vịt con được sinh ra từ đàn bố mẹ đã được tiêm phòng vắc-xin dịch tả vịt thì tiêm lần 1 lúc vịt được 2 tuần tuổi; đối với vịt con được sinh ra từ đàn bố mẹ chưa được tiêm phòng vắc-xin dịch tả vịt thì tiêm lần 1 lúc vịt được 1 tuần tuổi.
+ Tiêm lần 2: thực hiện sau khi tiêm lần 1 được 2 - 3 tuần.
+ Tiêm lần 3: với vịt giống, vịt đẻ tiêm vào lúc vịt được 5 tháng tuổi (trước khi đẻ bói) sau đó tiêm nhắc lại trước mỗi vụ đẻ kế tiếp.
6. Trị bệnh
- Bệnh dịch tả vịt là bệnh do vi rút, nên không có thuốc điều trị đặc hiệu.
- Khi đàn vịt bị bệnh phải thực hiện nuôi nhốt; thu gom những con ốm, chết để tiêu hủy; vệ sinh chuồng trại, thu gom phân rác để ủ hoặc chôn; phun thuốc sát trùng chuồng trại, tẩy uế, sát trùng toàn bộ dụng cụ chăn nuôi.
* Tiêm bắp thịt hoặc dưới da kháng thể Hanvet KTV với liều như sau:
+ Vịt dưới 2 tuần tuổi: tiêm 1 ml/con, sau 3 ngày tiêm lại 1 ml/con.
+ Vịt trên 2 tuần tuổi: tiêm 1,5-2 ml/con, sau 3 ngày tiêm lại 1,5-2 ml/con.
+ Có thể cho uống liều gấp đôi liều tiêm.
+ Sau khi sử dụng kháng thể 7-10 ngày, dùng vắc xin dịch tả vịt tiêm phòng cho toàn đàn.
* Nếu không có kháng thể có thể dùng vắc xin dịch tả vịt tiêm thẳng vào ổ dịch với liều gấp 2 lần bình thường. Sau 7 - 8 ngày những con mang mầm bệnh sẽ chết, những con chưa nhiễm bệnh sẽ có miễn dịch chống lại bệnh. Những vịt qua khỏi chỉ nuôi thịt, không dùng làm giống.
- Bổ sung đường Gluco, chất điện giải, giải độc gan, thận (dùng Bbomplex-C với liều 2g/1 lít nước; dùng Sorbitol với liều 2g/1 lít nước uống; dùng men saccharo với liều 1kg/50-75kg thức ăn).
- Phòng bệnh tiêu chảy: Dùng Ampicoli oral hoặc Apimix với liều 1g/5kgP. Hoặc dùng COLI-200 với liều 1 g/lít nước (100 g/500 kg thể trọng/ngày), dùng liên tục 3 - 5 ngày.
- Phòng bệnh hô hấp: Dùng Doxysin với liều 1g/5kgP hoặc Tetratylo với liều 1g/3-5kgP.
Nguồn: Sở NN&PTNT Nam Định
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh (09/12/2024)
- Phòng bệnh ký sinh trùng trên cá bớp (25/11/2024)
- Tôm bị mềm vỏ sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả (12/11/2024)
- Môi trường mang thai của heo nái hậu bị ảnh hưởng tới sự phát triển trí não ở heo (30/10/2024)
- Bệnh lưỡi xanh: Cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng ngừa (15/10/2024)
- Một số kỹ thuật úm gà con (01/10/2024)