Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 8607
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học và sản xuất

Biện pháp hạn chế lợn mẹ đè chết lợn con sơ sinh (14/05/2018)

         Trong thực tế, hầu như không một trại chăn nuôi lợn nào không gặp trường hợp lợn mẹ đè chết lợn con. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu (chiếm khoảng 45%) trong số các nguyên nhân gây chết lợn con.

Cách phát hiện: 

Để chủ động hơn trong việc phát hiện sớm các nguy cơ, bà con chăn nuôi cần phải để ý quan sát kỹ hơn, khi thấy các biểu hiện sau, cần cách ly lợn mẹ khỏi lợn con để tránh lợn con bị đè chết:

- Lợn nái bị tổn thương chân, viêm vú, stress, mệt mỏi…

- Lợn con què quặt, đi lại khó khăn, ốm yếu, chậm chạp, đói và thường xuyên nằm cạnh mẹ…

- Thiết kế chuồng nuôi có chỗ chưa hợp lý như nhiệt độ, thiết kế sàn chuồng, diện tích…

Cách khắc phục lợn con bị mẹ đè:

- Nên theo dõi chặt chẽ lợn nái trong thời gian đẻ và ngay sau khi sinh để phát hiện sớm xem chân lợn nái có vững không? nó có bị stress gì không?… nhằm phát hiện sớm nguy cơ lợn nái có thể sẽ đè chết lợn con hay không.

- Tăng cường các biện pháp giúp lợn nái có 4 chân khỏe mạnh như bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, khoáng, Canxi…

- Giữ cho môi trường luôn yên tĩnh, không làm lợn nái căng thẳng là việc vô cùng cần thiết.

 - Để ý quan sát một số lợn nái có hành vi bất thường như không muốn lợn con bú, đụng vào người (nhất là lợn nái đẻ lứa đầu) để đề phòng.

- Theo dõi hồ sơ ghi chép của từng lợn nái xem trong những lứa đẻ trước lợn nái đó có đè chết con bao giờ chưa? Nếu có thì xác suất là bao nhiêu để có phương án dự phòng thích hợp.

 - Thiết kế ô chuồng lợn nái đẻ sao cho kìm hãm lợn nái và giúp bảo vệ lợn con được tốt nhất.

- Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học chăn nuôi từ Ireland, những lợn nái được nuôi trên lớp lót chuồng thích hợp (mùn cưa, sàn nhựa hoặc rơm) thì ít đè chết lợn con hơn những lợn nái còn lại).

 

Nguồn: Chăn nuôi Việt Nam