Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 10714
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học và sản xuất

Các bệnh ký sinh trùng trên trâu bò và cách phòng, trị (23/05/2018)

              1. Bệnh sán lá gan

 Nguyên nhân bệnh sán lá gan:

- Do hai loài sán lá ký sinh trong ống dẫn mật ở gan trâu, bò gây ra.

Triệu chứng bệnh:

- Con vật suy nhược, niêm mạc nhợt nhạt, lông xù, dễ rụng, chướng bụng nhẹ, ỉa chảy, gầy yếu, thao tác kém. Trâu, bò cho sữa bị bệnh thì lượng sữa giảm tới 20 -50%. Vật có thể chết do kiệt sức.

- Thuỷ thũng xuất hiện ở các vùng thấp của cơ thể như dưới hàm, yếm ngực

Phòng và trị bệnh:

+ Phòng bệnh:

- Định kỳ tẩy sán 2 lần/năm vào các tháng 3 hoặc 4 và 8 hoặc 9.

- Ủ phân trâu, bò theo phương pháp nhiệt sinh học để diệt trứng sán.

- Diệt ký chủ trung gian (ốc không vảy) bằng cách tháo cạn nước, rắc vôi bột, nuôi vịt…

- Luân canh tăng vụ cây trồng nhằm tạo điều kiện bất lợi đối với sự phát triển của ốc ký chủ trung gian.

- Vệ sinh thức ăn, nước uống…

+ Trị bệnh : Dùng thuốc sau:

- Fasiozanida: 15mg/kg P - cho uống hoặc trộn vào thức ăn.

 - Fasinex: 12mg/kg P - cho uống hoặc trộn vào thức ăn.

- Okazan: 10mg/kg P - cho uống hoặc trộn vào thức ăn.

2. Bệnh giun đũa bê nghé

Nguyên nhân bệnh:

Bệnh giun đũa bê nghé do giun đũa ký sinh trong đường tiêu hoá bê, nghé gây nên.

Triệu chứng bệnh:

- Dáng đi lù đù, đầu cúi, lưng cong, đuôi cụp, lúc đầu còn chậm chạp theo mẹ. Khi nặng thì bỏ ăn, nằm một chỗ, thở yếu, bụng đau, nằm ngửa dãy giụa, đạp chân lên bụng.

- Phân màu trắng, hôi thối, nghé gầy sút rất nhanh. Bê, nghé ở lứa tuổi từ một tuần đến trên dưới ba tháng tuổi hay mắc bệnh.

- Bụng sôi, lông xù, mắt lờ đờ, niêm mạc nhợt, mũi khô

Phòng và trị bệnh:

+ Phòng bệnh:

- Chăm sóc tốt bê, nghé sơ sinh. Bồi dưỡng trâu, bò mẹ khi có chửa.

-  Ủ phân theo phương pháp nhiệt sinh học.

+ Trị bệnh:

- Piperazin 0,3 - 0,5g/kg thể trọng - cho uống.

- Phenothyazin 0,05g/kg thể trọng - 2 lần/ngày, 2 ngày liền.

- Mebenvet 130 - 150mg/kg thể trọng - cho uống.

- Levamisol 1ml/9 - 10kg thể trọng.

3. Bệnh tiên mao trùng

Nguyên nhân bệnh:

- Do roi trùng ký sinh trong máu ngoài hồng cầu của tất cả các loài gia súc như: ngựa, lừa, lạc đà, trâu, bò, dê, cừu, chuột…

Triệu chứng bệnh:

- Con vật sốt lên xuống; 1 - 2 ngày sốt 40 - 410C, nghỉ 2 - 6 ngày. Ở thời kỳ cuối, có một số trâu, bò bị phù. Trâu, bò có chửa dễ bị sảy thai, bại liệt thân sau hoặc nửa thân sau.

- Niêm mạc mắt nhợt nhạt, mi mắt sưng, có hiện tượng chuyển màu vàng, hồng cầu, huyết sắc tố giảm, máu loãng… Bò, bê mắc bệnh gầy, ít đi lại, ăn kém.

Phòng và trị bệnh

+ Phòng bệnh:

- Tiêm Tripamidium cho trâu bò vào đầu mùa hè hàng năm để phòng bệnh.

+ Trị bệnh:

- Naganin: 8 - 10mg/kg P, pha với nước cất thành dung dịch 10% tiêm tĩnh mạch hoặc bắp thịt, sau một tuần tiêm lại lần 2.

- Tripamidium: 0,5 - 1mg/kg P, tiêm bắp thịt dung dịch 1 - 2% pha với nước cất, mỗi chỗ tiêm không quá 15ml.

- Azidin: 8mg/kg P pha trong 5ml nước cất tiêm bắp thịt cổ.

* Chú ý:

- Tiêm thuốc trợ tim + thuốc trợ sức, trước khi tiêm thuốc trị roi trùng.

- Thao tác tiêm chậm, từ từ. Nếu vị trí tiêm bị sưng dùng nước ấm chườm.

- Điều trị 1 ca bệnh phải tiêm làm 3 lần, mỗi lần cách nhau 4 - 5 ngày.

- Trường hợp nặng nên pha thuốc vào dịch truyền glucoza 20% + Cafein tiêm tĩnh mạch.

Nguồn: Caytrongvatnuoi.com