Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 4630
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

Các nhà khoa học tăng 60% tuổi thọ cho pin điện thoại thông minh (22/11/2018)

Các nhà khoa học máy tính tại trường Đại học Aston đã đưa ra một phương thức để kéo dài đáng kể tuổi thọ pin cho các thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng bằng cách giảm thiểu 60% mức tiêu thụ điện năng của các ứng dụng di động.

  

Ảnh: CC0 Public Domain

 

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Emerging Telecommunications Technologies, đưa ra giải pháp tích hợp điện toán di động với điện toán đám mây, kết hợp với các công cụ đã được phát triển để xác định các yếu tố tiêu tốn nhiều điện năng nhất trong một ứng dụng di động và sau đó di chuyển chúng đến đám mây bằng kỹ thuật code - ooading.

 

Các nhà khoa học đã xây dựng một hệ thống ứng dụng hybrid đám mây di động cho Android, kết hợp các ứng dụng di động trên cả nền tảng di động và đám mây. Nhờ ứng dụng kỹ thuật code - ooading, các bộ phận tiêu thụ nhiều điện năng của ứng dụng hybrid đám mây di động đầu tiên được xác định và sau đó được chuyển vào đám mây và được thực hiện tại đó thay vì trên chính thiết bị di động. Vì thế, các linh kiện của thiết bị không được sử dụng, nên sẽ tiết kiệm điện giúp kéo dài tuổi thọ pin.

 

TS. Aamir Akbar, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: "Đến nay, chúng tôi đã thực hiện các thí nghiệm trên hai ứng dụng Android khác nhau. ImageEffects là mẫu thử nghiệm và Instagram giống như ứng dụng chúng tôi tạo ra và Mather là ứng dụng nguồn mở có sẵn trên Github. Trên ứng dụng thứ nhất, chúng tôi đã chứng minh được rằng mức tiêu thụ điện năng của pin có thể giảm hơn 60% với chi phí bổ sung chỉ hơn 1 MB dung lượng sử dụng mạng. Trên ứng dụng thứ hai, mức tiêu thụ chưa đến 35% điện năng với chi phí gần 4 KB dữ liệu bổ sung".

 

Dù bản thân điện toán đám mây di động không phải là một khái niệm mới, ví dụ Google Maps truy cập các dịch vụ đám mây để cung cấp dữ liệu bản đồ và hình ảnh, nhưng các nhà khoa học máy tính tại trường Đại học Aston là những người đầu tiên đưa ra giải pháp chung và linh hoạt để chuyển các bộ phận tiêu tốn điện năng của ứng dụng di động lên đám mây.

 

TS. Peter Lewis, một trong các tác giả nghiên cứu cho rằng: "Bằng cách cung cấp công cụ cho các ứng dụng di động và sử dụng các thuật toán tối ưu hóa để tìm kiếm các cấu hình ứng dụng hiệu quả, những công cụ sẽ xác định được các bộ phận ngốn nhiều điện năng của ứng dụng di động và di chuyển chúng lên đám mây. Và vì hệ thống của chúng tôi hướng đến mục đích chung, nên nó có thể được áp dụng cho bất cứ ứng dụng di động nào".

 

Các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cho robot di động chạy pin để sử dụng trong nhiều tình huống như trong các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ, trong đó, tuổi thọ pin đóng vai trò rất quan trọng.

 

Nguồn: N.P.D (NASATI)/www.vista.gov.vn

Cập nhật: 20/11/2018