Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 26617 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học tự nhiên
Các quần thể động vật hoang dã giảm hơn 75% trong 50 năm (11/09/2020)
Trong báo cáo thường niên Living Planet Index được công bố ngày 9/9, các chuyên gia kết luận rằng các quần thể động vật, chim, cá, lưỡng cư trên toàn cầu đã giảm hơn 75% chỉ trong chưa tới 50 năm do tình trạng khai thác quá mức.
Báo cáo Living Planet Index do các chuyên gia thuộc Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) và tổ chức thiện nguyện Zoological Society of London hợp tác thực hiện. Báo cáo này cho biết trong khoảng thời gian từ năm 1970-2016, số lượng các quần thể động vật có xương sống giảm ở mức trung bình 68% và nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng này là nạn chặt phá rừng tràn lan, hoạt động canh tác nông nghiệp mở rộng và khai thác quá mức không tính tới công tác duy trì, bảo tồn các loài.
Theo báo cáo, môi trường sống của các loài động vật bị thu hẹp do sự can thiệp thô bạo của con người cũng làm gia tăng nguy cơ về các dịch bệnh trong tương lai.
Không chỉ vậy, cũng trong thời gian trên, các hoạt động của con người còn làm xói mòn tới 75% diện tích đất và 40% đại dương trên Trái đất. Tình trạng tàn phá thiên nhiên với tốc độ nhanh chóng như vậy sẽ gây hậu quả lớn đối với sức khỏe và sinh kế của chính con người.
Tổng Giám đốc WWF Marco Lambertini nhấn mạnh sự đa dạng sinh học bắt đầu suy giảm từ năm 1970. Tình trạng này gia tăng với tốc độ nhanh trong 30 năm qua và chưa có dấu hiệu chậm lại.
Trước năm 1970, nhu cầu về sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của con người thấp hơn so với năng lực tái tạo của thiên nhiên. Tuy nhiên, theo tính toán của WWF, giờ đây mức tiêu thụ của con người đã tăng thêm 50%. WWF chỉ rõ bên cạnh một số yếu tố như ô nhiễm môi trường hay sự xâm lấn của các loài thì sự thay đổi về cách sử dụng đất là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới sự sụt giảm "dân số" động vật trong môi trường tự nhiên.
Cũng theo báo cáo này, nhu cầu tiêu thụ nguồn tài nguyên thiên nhiên của con người là không bền vững với hơn 30% diện tích đất và 75% lượng nước ngọt đều dành cho hoạt động sản xuất thực phẩm. Trong khi đó, 75% trữ lượng cá tại các đại dương bị khai thác quá mức.
Báo cáo còn chỉ ra thực trạng báo động hơn về việc một số loài biến mất với tốc độ nhanh hơn tại nhiều nơi trên thế giới. Theo đó, các khu vực nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ đã ghi nhận sự sụt giảm lên tới 94% số lượng các loài động vật kể từ năm 1970.
Các chuyên gia đã đưa ra một số biện pháp để "uốn lại" đường cong sụt giảm các loài động vật, như giảm thiểu tình trạng lãng phí thực phẩm, áp dụng các chế độ dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe hơn và thân thiện với môi trường. Những biện pháp này, cùng với nỗ lực bảo tồn thiên nhiên quyết liệt, sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ biến mất 75% hệ sinh thái trong tương lai. Theo trưởng nhóm nghiên cứu David Leclere, mọi hành động chậm trễ sẽ ảnh hưởng tới khả năng phục hồi của hệ sinh thái.
Đây là năm thứ 13 WWF công bố báo cáo trên. Báo cáo Living Planet Index, với sự tham gia của 125 chuyên gia, chuyên theo dõi tình trạng của gần 21.000 quần thể với gần 4.000 loài động vật xương sống.
Nguồn: BT/baochinhphu.vn
Ngày cập nhật: 10/9/2020
- Hòn đảo Bắc Cực rộng 1,1 triệu m2 biến mất (18/11/2024)
- Tại sao Nevada sở hữu những mỏ lithium khổng lồ? (12/11/2024)
- Dòng sông khí quyển dịch chuyển về hai cực Trái Đất (05/11/2024)
- El Niño và La Niña đã xảy ra trong 250 triệu năm qua (30/10/2024)
- Phát hiện loài cóc răng mới chỉ có tại Việt Nam (21/10/2024)
- Bão mặt trời cực mạnh "tấn công" Trái Đất ngày 10/10 (15/10/2024)