Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 30808 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) ở lợn (19/06/2024)
TÍNH TỶ LỆ CHUYỂN ĐỔI THỨC ĂN (FCR)
Việc tính FCR tương đối đơn giản vì chỉ cần hai thông tin:
- Tổng lượng thức ăn (kg) mà vật nuôi tiêu thụ trong một khoảng thời gian nhất định.
- Tổng khối lượng tăng trọng thu được (kg) trong cùng khoảng thời gian nhất định đó.
Những con số sẽ này được chia theo công thức (lượng thức ăn tiêu tốn ÷ khối lượng tăng trọng thu được) để ra con số (luôn lớn hơn 1) nhằm nhận biết được khối lượng thức ăn (kg) cần phải tiêu tốn để đổi lấy 1 kg thịt lợn.
TẠI SAO CÁC NHÀ CHĂN NUÔI LỢN NÊN GIẢM TỶ LỆ FCR?
Thức ăn chiếm 60–70% chi phí chăn nuôi và hơn 60% lượng khí thải carbon trong việc sản xuất thịt lợn đến từ các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Như vậy, việc giảm tỷ lệ FCR không chỉ mang lại hiệu quả về tài chính mà còn giúp hỗ trợ sản xuất bền vững. Khi người tiêu dùng và chính sách ngày càng dành sự quan tâm đặc biệt đến nhu cầu sản xuất bền vững, thì việc sử dụng tỷ lệ FCR như một đại diện cho sự bền vững môi trường sẽ ngày càng trở nên hữu ích.
Giảm tỷ lệ FCR – tức là giảm lượng thức ăn tiêu tốn để sản xuất ra 1 kg thịt lợn – là một thách thức do không có một phương pháp duy nhất nào để thực hiện được điều này. Để giải quyết vấn đề về FCR, chúng ta cần kết hợp các yếu tố sau đây lại với nhau:
1. Dữ liệu
Việc sử dụng các dữ liệu được ghi lại chẳng hạn như tỷ lệ tử vong, tỷ lệ FCR và các dữ liệu năng suất và phân tích chúng để chỉ ra các điểm bất thường của hoạt động chăn nuôi. Có nghĩa là sử dụng các chỉ số KPI để xác định những khu vực tốt (để yên hoặc học hỏi điểm tốt từ chúng) và những khu vực kém hiệu quả (để học hỏi và nhắm mục tiêu vào lực lượng lao động hạn chế nhằm cải thiện chúng).
2. Chiến lược quản lý
Sử dụng lao động có mục tiêu là điều then chốt. Các quy trình quản lý như phương pháp tinh gọn Lean sẽ cung cấp một khuôn mẫu để hỗ trợ các nhóm tham gia khắc phục sự kém hiệu quả. Đây có thể là các chiến lược giúp giảm lãng phí và giải phóng lao động, hoặc các can thiệp có mục tiêu được thiết kế để cải thiện hiệu suất.
3. Ưu tiên những yếu tố cơ bản
Cần phải thiết lập một hệ thống an toàn sinh học tốt để duy trì sức khỏe vật nuôi, duy trì khẩu phần ăn hợp lý, khối lượng cai sữa nhắm đến và các chiến lược chuyển tiếp rõ ràng khi cai sữa.
LỜI KHUYÊN HÀNG ĐẦU GIÚP GIẢM TỶ LỆ FCR
1. Đảm bảo lượng ăn vào của lợn càng nhiều càng tốt. Chất thải thức ăn từ dây chuyền sản xuất thức ăn, máng ăn được bảo quản kém, cũng như các loài sinh vật gây hại, tất cả các nguyên nhân trên đều có thể ảnh hưởng đến lượng ăn vào của lợn.
2. Nhắm đến khối lượng cai sữa trung bình cao hơn. Số lợn con cai sữa đạt khối lượng trung bình 8kg sẽ xuất chuồng sớm hơn 10 ngày so với số lợn đạt khối lượng 7kg.
3. Đảm bảo sức khoẻ đường ruột khoẻ mạnh. Lập kế hoạch các chiến lược quản lý để đảm bảo đường ruột của lợn con cai sữa luôn phát triển tốt. Sử dụng các chiến lược chuyển tiếp hỗ trợ sự phát triển liên tục của đường ruột, tránh tình trạng sụt giảm sau cai sữa.
4. Đảm bảo tình trạng sức khỏe tốt thông qua việc thực hiện tốt hơn các biện pháp an toàn sinh học và xác định rõ ràng hơn các kế hoạch quản lý sức khỏe được xây dựng với bác sĩ thú y của bạn.
5. Khám phá việc xây dựng công thức khẩu phần với chuyên gia dinh dưỡng của bạn. Đôi khi, việc thay thế một giai đoạn khẩu phần bằng hai công thức khác nhau có thể giảm chi phí đầu vào và có tác động tích cực đến FCR.
6. Duy trì một môi trường tốt. Nhiệt độ và độ thông gió thích hợp có tác động đáng kể đến FCR. Cần duy trì nhiệt độ ổn định và sự chuyển động không khí tốt để giảm thiểu amoniac và carbon dioxide ở chiều cao của lợn – điều này được chứng minh là làm tăng tỷ lệ FCR.
7. Lập kế hoạch quy trình chăn nuôi một cách cẩn thận và xem xét giá trị của mật độ thả giống thấp hơn. Mật độ thả thấp hơn đã được chứng minh là giúp làm giảm FCR và giảm số ngày giết mổ. Lợn sẽ xuất chuồng nhanh hơn với đầu vào thấp hơn.
8. Hỗ trợ đào tạo nhân viên không chỉ về kỹ năng kỹ thuật mà còn về việc đào tạo quản lý. Một nền văn hóa được cải tiến liên tục đã được chứng minh là sẽ mang lại lợi tức đầu tư đáng kể.
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIẢM FCR
Chi phí thức ăn chiếm phần lớn trong chi phí chăn nuôi. Vì vậy, việc giảm lượng thức ăn tiêu tốn để tạo ra một kg thịt lợn (tỷ lệ FCR) sẽ giúp mang lại lợi nhuận tài chính. Tuy đây là một động lực quan trọng, nhưng việc giảm FCR cần được xem xét và thực hiện một cách toàn diện hơn theo những yếu tố sau đây:
1. Lợi nhuận
Giá thành của thức ăn chăn nuôi liên tục biến động và chi phí thức ăn chiếm từ 60–70% chi phí chăn nuôi, nên việc giảm FCR sẽ cho phép các nhà chăn nuôi giảm bớt chi phí thức ăn, từ đó giúp tăng lợi nhuận tiềm năng và giảm rủi ro biến động về giá.
2. Con người
Yếu tố này mang hai khía cạnh: Đầu tiên là đội ngũ nhân viên tham gia vào hoạt động chăn nuôi heo. Việc giảm FCR thường đòi hỏi một bộ kỹ năng rộng hơn, đặc biệt là trong quản lý quy trình. Để giảm được FCR, việc này thường đòi hỏi một khoản đầu tư vào nhân viên.
Khía cạnh tiếp theo là người tiêu dùng. Trong một môi trường đang thay đổi thì tính bền vững của hoạt động chăn nuôi ngày càng được quan tâm và chú trọng đến. Việc tiếp tục giảm FCR và giảm lượng khí thải carbon giúp chứng minh tính bền vững đó đối với người tiêu dùng.
THÔNG TIN THÊM
Lượng khí thải carbon của thức ăn chăn nuôi ít hay nhiều sẽ tuỳ thuộc vào nguyên liệu thức ăn. Lúa mì, đậu nành và các loại cây trồng chủ yếu sẽ tác động đến khí hậu thông qua việc thay đổi sử dụng đất và việc vận chuyển. Việc sử dụng các sản phẩm phụ như whey, bã bia và kem khoai tây đều giúp giảm lượng khí thải carbon của thức ăn chăn nuôi.
Biên dịch: Acare VN Team (theo ahdb.org.uk)
Ngày cập nhật: 18/06/2024
https://nhachannuoi.vn/cac-yeu-to-anh-huong-den-ty-le-chuyen-doi-thuc-an-fcr-o-lon-2/
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh (09/12/2024)
- Phòng bệnh ký sinh trùng trên cá bớp (25/11/2024)
- Tôm bị mềm vỏ sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả (12/11/2024)
- Môi trường mang thai của heo nái hậu bị ảnh hưởng tới sự phát triển trí não ở heo (30/10/2024)
- Bệnh lưỡi xanh: Cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng ngừa (15/10/2024)
- Một số kỹ thuật úm gà con (01/10/2024)