Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 7530
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học và sản xuất

Cách xử lý cá nổi đầu ở ao nuôi (30/07/2019)

            Hiện tượng cá nổi đầu vào buổi sáng rất phổ biến và thường gặp trong các ao nuôi cá, chủ yếu do thiếu ôxy. Trong ao nuôi, ôxy có được do sự khuếch tán từ không khí và trong tầng nước, nhờ quá trình quang hợp của tảo, nhờ các máy sục khí, máy quạt nước…ôxy bị mất đi chủ yếu do quá trình hô hấp của tôm, cá, tảo vi khuẩn và phân hủy các vật chất lắng tụ ở đáy ao.

 

Phần lớn cá nổi đầu vào sáng sớm hay mùa hè, mùa thu khi nhiệt độ cao, đặc biệt là thời tiết áp thấp kéo dài, oi bức mưa lâu và mưa giông hay các ngày cho ăn nhiều. Nguyên nhân khiến cá nổi đầu chủ yếu do chất nước xấu, gặp thời tiết khắc nghiệt, mật độ nuôi thả quá dày làm cho nước thiếu ôxy nghiêm trọng, cộng với sức đề kháng của cá yếu. Cá nổi đầu với mức độ khác nhau, tùy theo mức độ biểu hiện để có cách xử lý kịp thời.

 

1. Mức độ nhẹ: 

 

- Cá nổi đầu lúc mờ sáng, chỉ nổi ở giữa ao, khi có bóng người, tiếng động mạnh, cá quẫy mạnh rồi chìm ngay. Khi mặt trời lên thì hết nổi đầu bờ.

 

- Xử lý bằng cách bơm thêm nước mới vào ao.

 

2. Mức độ nặng: 

 

- Cá nổi đầu cả lúc nửa đêm và nổi ở cả vùng ven bờ ao. Khi có tiếng động, cá không quẫy và cũng không chìm, khi mặt trời lên cá vẫn không lặn.

 

- Xử lý bằng cách:

 

+ Đưa nước mới vào ao nhiều hơn hoặc thay đổi một phần nước, bơm nước.

 

+ Ngừng bón phân và cho cá ăn, vớt hết cọng cây, cỏ dưới ao lên bờ.

 

+ Tăng cường quạt khí để đảo đều nước đẩy khí độc ra khỏi ao.

 

+ Sử dụng vôi 2kg/m3 nước, hòa tan, té đều vào sáng sớm hoặc chiều tối.

 

+ Để môi trường sạch bổ sung vi sinh vật có lợi như YUCCA hoặc ZEOLITER hoặc EM đánh vào buổi tối hoặc buổi sáng, không đánh vào buổi trưa.

 

- Để tránh cá nổi đầu, trong quá trình nuôi cần kiểm tra ao 2 lần /ngày vào sáng sớm và chiều tối, quan trọng nhất là lúc rạng sáng để có biện pháp xử lý kịp thời.        

 

Nguồn: Khuyến nông Hà Nội