Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 59259 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Cây nhân tạo xét nghiệm đất trong mọi môi trường (23/08/2013)
Một nhóm các nhà khoa học tại Viện công nghệ Italia đã chế tạo được cây rô bốt đầu tiên trên thế giới, có rễ phát triển và bám vào đất như rễ thật. Chỉ có điểm khác biệt là rễ cây rô bốt được làm từ kim loại và dây dẫn. Cây rô bốt có thể giúp các nhà khoa học phát hiện trọng lực (gravity), nước, nhiệt độ, độ pH, nitrat và phosphate trong bất cứ môi trường nào.
Cây rô bốt mô phỏng các chức năng của rễ đơn. Rễ cây rô bốt đi sâu vào trong đất nhờ các cảm biến mềm giúp rễ định hướng đường đi. Thử nghiệm với đá và các khu vực không xuyên qua được, các cảm biến mở đường cho rễ tổng hợp bám vào một cách an toàn. Sau đó, rễ cây đâm ra và lan rộng rất giống cây trồng thật.
Cây rô bốt là giải pháp lý tưởng để xét nghiệm đất tại các khu vực ô nhiễm hoặc vùng thiên tai. Nếu hệ thống được phát triển hơn nữa, thậm chí có thể xét nghiệm đất trong không gian. Thiết kế cây nhân tạo còn có giá trị trong thế giới y học khi nó có kích thước siêu nhỏ. Hệ thống có thể được ứng dụng làm đèn nội soi, di chuyển dễ dàng khắp cơ thể con người và uốn cong cũng như thích nghi với môi trường.
Khả năng thích nghi của cây rô bốt có thể tạo những bước nhảy vọt trong nhiều lĩnh vực khoa học.
Nguồn: www.vista.vn (N.P.D - Theo Inhabitant, 8/2013)
- Nhật Bản thử nghiệm thành công máy phát điện chạy bằng năng lượng hydro (23/06/2025)
- Hình ảnh tốc độ cao ghi lại cơ chế kích hoạt gen do hormone điều khiển (18/06/2025)
- Robot chơi bóng bàn: bước tiến mới của trí tuệ nhân tạo (12/06/2025)
- Công cụ mới phát hiện nhựa nano và vi nhựa trong môi trường (05/06/2025)
- Một số đột phá công nghệ ấn tượng của Trung Quốc (27/05/2025)
- Cảm biến phân hủy sinh học làm tăng tác động của nông nghiệp kỹ thuật số (19/05/2025)