Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 30815 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Chăn chống đạn dành cho học sinh (12/06/2014)
Một công ty ở bang Oklahoma, Mỹ, mới đây giới thiệu loại chăn chống đạn mới nhằm bảo vệ các em học sinh, trong bối cảnh lo ngại các vụ nổ súng trường học có thể xảy ra.
Những chiếc chăn bảo vệ có hình chữ nhật, dày khoảng 0,8cm, đặt lên lưng và có thể che kín người. Chăn được làm từ các vật liệu tương tự như áp giáp bảo vệ của quân đội hay cảnh sát, đính kèm với dây đeo dạng balo và gập lại khi không sử dụng. Loại chăn này có thể chắn đinh, mảnh vỡ kim loại và chống đạn.
Khi tình huống nguy hiểm xảy ra, chăn chống đạn sẽ bảo vệ các em học sinh và giúp chúng an toàn. (Ảnh: bodyguardblanket.com)
Dự án thiết kế chăn chống đạn được thực hiện từ 10 tháng trước. Theo các chuyên gia, nếu tình huống nguy hiểm xảy ra, các em học sinh sẽ có một lớp bảo vệ phía trên, giúp chúng an toàn mà không phải chỉ cúi gập người và cầu nguyện như trước đây.
Ý tưởng được đưa ra không lâu sau khi Đại học Maryland Eastern Shore bang Maryland, sử dụng những tấm bảng trắng chống đạn để tăng cường an ninh trong trường hợp xảy ra nổ súng.
RT dẫn lời Steve Walker, người phát triển sản phẩm chăn chống đạn, cho biết ý tưởng này xuất hiện khi ông đang nghiên cứu một phương pháp bảo vệ trẻ em trong điều kiện thời tiết xấu như bão lớn hay lốc xoáy, tránh được các mảnh vỡ hay đất đá từ các hiện tượng thiên nhiên này.
"Phải mất một thời gian dài thì những nơi trú ẩn tránh lốc xoáy dành cho trẻ em mới được xây dựng ở Oklahoma. Những chiếc chăn này có thể là một lựa chọn hay giải pháp thay thế giúp chúng sống sót và an toàn", Steve Schone, một thành viên của nghiên cứu, cho hay.
Nguồn: vnexpress.net
- Trung Quốc phát triển radar laser có thể 'mò kim dưới biển' (16/12/2024)
- Bơm nhiệt CO2 lớn nhất thế giới có thể sưởi cho 25.000 hộ (09/12/2024)
- Neuralink thử nghiệm điều khiển cánh tay robot bằng ý nghĩ (02/12/2024)
- Trung Quốc khởi động cỗ máy siêu trọng lực mạnh nhất thế giới (25/11/2024)
- Nhà máy năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới (18/11/2024)
- Xe điện mặt trời có thể chạy 1.600 km (12/11/2024)