Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 53774 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Chế tạo bề mặt siêu kỵ nước (03/12/2013)
Một nhóm các kỹ sư Hoa Kỳ đã chế tạo được vật liệu chống thấm nước rất hiệu quả, trong đó các giọt nước lăn dễ dàng hơn so với các bề mặt khác. Vật liệu này có nhiều ứng dụng như cho cánh máy bay và quần áo chống thấm.
Trong các vật liệu kỵ nước, có một giới hạn lý thuyết gọi là thời gian tiếp xúc, đó là thời gian giọt nước cần để lăn khỏi bề mặt. Nhưng trong nghiên cứu này, các nhà khoa học tại Viện công nghệ Massachusetts đã đưa ra một kỹ thuật mới để phá vỡ rào cản xác định và giảm ít nhất 40% thời gian tiếp xúc.
Giới hạn lý thuyết cho thấy thời gian tiếp xúc tối thiểu của một giọt nước với bề mặt phụ thuộc vào thời điểm dao động trong giọt nước. Các nhà nghiên cứu tin rằng chỉ bằng cách giảm thiểu tương tác giữa nước và bề mặt mới có thể đạt thời gian tiếp xúc tối thiểu.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện thấy tăng tương tác bề mặt có thể làm tăng sự “khô ráo” của bề mặt. Vì thế, các nhà nghiên cứu đã bổ sung các rãnh tách giọt nước và làm thay đổi đối xứng khiến nó lăn trong một mô hình không đều, dẫn đến thời gian tiếp xúc ngắn hơn, gần 40% so với bề mặt kiểm soát.
Việc tạo ra kết cấu bề mặt mới dễ dàng và có thể được sử dụng trên mặt vải để thay thế cho các lớp phủ chống thấm nước hiện nay. Hơn nữa, kỹ thuật mới có thể giảm ăn mòn trên các bề mặt tiếp xúc với nước.
Nguồn: www.vista.vn (Theo Scienceworldreport)
- Máy cắt laser nhanh nhất thế giới (25/12/2024)
- Trung Quốc phát triển radar laser có thể 'mò kim dưới biển' (16/12/2024)
- Bơm nhiệt CO2 lớn nhất thế giới có thể sưởi cho 25.000 hộ (09/12/2024)
- Neuralink thử nghiệm điều khiển cánh tay robot bằng ý nghĩ (02/12/2024)
- Trung Quốc khởi động cỗ máy siêu trọng lực mạnh nhất thế giới (25/11/2024)
- Nhà máy năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới (18/11/2024)