Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 21182 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Cho lộc vừng nở hoa theo ý muốn (01/10/2013)
Nằm trong bốn loại cây cảnh quý: sanh, sung, tùng, lộc, lộc vừng là cây có thân và gốc đẹp, khi hoa nở có hương thơm, được nhiều người chơi cây cảnh ưa thích.
Thông thường lộc vừng mỗi năm ra hoa 2 vụ, vào các tháng 6 - 7 và 10 - 11 âm lịch. Lộc vừng ưa nước nên dễ chăm sóc, có thể bắt lộc vừng nở hoa theo ý muốn vào dịp Tết.
Ngoài việc chăm bón đủ chất để ra nhiều hoa, ta phải tạo ra một bước đột biến về sinh lý cho cây. Nghĩa là phải làm cho lộc vừng trút bỏ toàn bộ lá già trong thời gian ngắn nhất, với bí quyết: tưới cho cây lượng phân kali hoặc natri hơi đậm. Sau 4 ngày toàn bộ lá xanh trên cây chuyển thành lá vàng và sau 3 ngày tiếp theo lá rụng hết. Sau khi cây rụng hết lá, hàng ngày ta tiếp tục tưới nước vo gạo để bồi dưỡng và kích thích cây phát triển lá mới. Khoảng một tháng mầm lá và mầm hoa sẽ đâm ra, khi hoa tàn, ta lại tiếp tục làm theo trình tự trên, thì lộc vừng lại tiếp tục nở hoa.
Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn... (05/05/2025)
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý (21/04/2025)
- Cúm gia cầm: Các phương pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các trang trại gia cầm (08/04/2025)
- Biện pháp dinh dưỡng ngăn ngừa bệnh lỵ ở heo con (24/03/2025)
- 7 yếu tố ảnh hưởng đến ăn vào và khả năng tiêu hoá ở trâu bò (10/03/2025)
- Áp dụng công nghệ tiên tiến trong sơ chế và chế biến vào chuỗi liên kết trồng - chế... (24/02/2025)