Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 11842 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và đời sống
Có 1 trong 8 dấu hiệu cần liên hệ y tế khẩn sau tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 (04/08/2021)
Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 3588 về việc hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc-xin Covid-19. Trong quyết định này, Bộ Y tế lưu ý, khi thấy một trong 8 dấu hiệu sau, người được tiêm vắc-xin Covid-19 cần liên hệ đội cấp cứu lưu động hoặc đến thẳng bệnh viện.
1. Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi;
2. Ở da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da;
3. Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó;
4. Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật;
5. Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất;
6. Đường tiêu hóa dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy;
7. Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái;
8. Toàn thân có biểu hiện: Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn; sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt
Trước khi tiêm chủng, người đi tiêm cần lưu ý chuẩn bị 5 điều sau: Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết như: Chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế, phiếu tiêm các vắc-xin khác, sổ khám bệnh, đơn thuốc,… sử dụng trong thời gian gần đây.
- Trong ngày đến tiêm chủng, khai báo y tế trước khi đến trung tâm, chuẩn bị khẩu trang, tuân thủ thông điệp 5K, ăn uống đầy đủ.
- Tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử trên điện thoại thông minh và khai báo thông tin cần thiết.
- Chủ động thông báo cho cán bộ y tế những thông tin liên quan đến sức khỏe cá nhân như: Tình trạng sức khỏe hiện tại; các bệnh mạn tính đang được điều trị; các thuốc và liệu trình điều trị được sử dụng gần đây.
- Người đi tiêm cũng nên cung cấp thông tin về tiền sử dị ứng hoặc phản vệ của bản thân với bất kỳ tác nhân nào.
- Nếu lần tiêm thứ 2, bạn nên thông báo cho cán bộ y tế các phản ứng sau lần tiêm vắc-xin trước.
- Ngoài ra, cần cung cấp thông tin về tình trạng nhiễm virus hoặc mắc Covid-19 (nếu có); các loại vắc-xin được tiêm hoặc uống trong vòng 14 ngày qua; tình trạng mang thai hoặc nuôi con bú (nếu đối tượng là nữ và trong độ tuổi sinh đẻ)./.
Nguồn: Báo Người Lao động
- Tinh dầu bách xanh ở Pù Hoạt hé lộ tiềm năng quý trong y học và bảo tồn (29/04/2025)
- Hạn chế sử dụng điện thoại thông minh trong 03 ngày có thể làm thay đổi hoạt động... (16/04/2025)
- Gel lignin sinh học - giải pháp dưỡng tóc bền vững (02/04/2025)
- Bụi phanh ô tô có thể gây hại hơn khí thải diesel (18/03/2025)
- Sản xuất vải từ màng sinh học kombucha (04/03/2025)
- Uống trà xanh giúp làm giảm tổn thương chất trắng trong não người lớn tuổi (17/02/2025)