Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 20516 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Cỏ dại và biện pháp phòng trừ (27/11/2012)
Cỏ dại luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà trồng trọt đặc biệt là trồng lúa. Hiểu biết rõ về cỏ dại, nhà nông sẽ quản lý tốt cây trồng bằng những biện pháp phòng trừ cỏ dại thích hợp, có hiệu quả, góp phần làm giảm chi phí sản xuất.
1. Phân loại cỏ dại
Cỏ dại có rất nhiều loài với nhiều đặc tính rất khác nhau, tuy nhiên chúng vẫn có những đặc điểm giống nhau. Dựa vào những đặc tính này, chúng ta có thể phân loại cỏ dại theo nhiều cách (theo chu kỳ sinh trưởng, theo hình thái, theo đặc điểm thực vật)
1.1. Phân loại theo chu kỳ sinh trưởng: Theo cách phân loại này ta thấy có hai nhóm cỏ: cỏ hàng năm và cỏ lău năm.
- Cỏ hàng năm: là các loại cỏ hoàn thành vòng đời (từ hạt đến nảy mầm ra hoa tạo hạt) trong một hoặc hai mùa canh tác trong một năm. Các loại cỏ này thường chết vào mùa khô sau khi hoàn thành vòng đời của chúng.
- Cỏ lâu năm: là những loại cỏ sống lâu hơn một năm. Loại cỏ này rất khó diệt vì có thân ngầm hoặc thân bò trên mặt đất, có bộ rễ, củ phát triển sâu, khả năng sinh sản vô tính mạnh.
1.2. Phân loại theo hình thái: Theo kiểu phân loại hình thái, ta có cỏ lá hẹp (còn gọi là cỏ một lá mầm) và cỏ lá rộng (còn gọi là cỏ hai lá mầm)
- Cỏ một lá mầm: có những đặc tính chung như: lá hẹp, dày, mọc xiên, mặt lá có lông, rễ thường là rễ chùm, ăn nông, đỉnh sinh trưởng được bọc kín trong bẹ lá. Tuy nhiên, trong nhóm này cũng có một số loại cỏ có đặc tính hơi khác như cỏ cói lác lá hẹp nhưng mềm, mỏng và trơn.
- Cỏ hai lá mầm: thường có lá rộng, nằm ngang, mỏng và mềm; rễ thường là rễ cọc, ăn sâu, đỉnh sinh trưởng để lộ ra ngoài.
1.3. Phân loại theo đặc điểm thực vật:
- Nhóm cỏ hoà bản: cỏ có bản lá hẹp, dài, gân phụ song song với gân chính chạy dài từ đầu lá tới cổ lá. Thân: Thường tròn và bọng ruột, lá mọc cách, đính trên thân theo hai hàng. Rễ: thường là rễ chùm, ăn nông.
- Nhóm cỏ chác lác: lá hẹp nhưng ngắn hơn cỏ hoà bản, thân thường đặc ruột có góc cạnh tam giác, lá đính trên thân theo ba hàng kiểu xoắn óc.
- Nhóm cỏ lá rộng: lá rộng, nằm ngang, mọc đối, mặt lá ít lông, gân lá sắp xếp theo nhiều kiểu hình khác nhau.
2. Tác hại của cỏ dại
- Làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng: do có bộ rễ phát triển rất mạnh, phần lớn được phân bố ở lớp đất mặt nên dễ dàng cạnh tranh với cây trồng về dinh dưỡng, ánh sáng và nước làm cho cây trồng không đủ điều kiện sinh sống nên sinh trưởng và phát triển kém, cho năng suất thấp, phẩm chất nông sản giảm.
- Là ký chủ của sâu bệnh: Các cây cỏ dại cùng họ có những đặc điểm giống cây trồng là những ký chủ phụ rất tốt cho sâu bệnh.
- Làm tăng chi phí sản xuất: như tốn công làm cỏ, diệt cỏ bằng hoá chất …
3. Cách phòng trừ cỏ dại
3.1. Biện pháp phòng:
- Không để cỏ tạo hạt trên ruộng
- Sử dụng giống không lẩn hạt cỏ
- Vệ sinh nông cụ sạch cỏ trước khi sử dụn
- Dùng phân hữu cơ đã hoai ủ
- Dùng lưới chắn hạt cỏ khi cho nước vào ruộng.
3.2. Biện pháp trừ:
- Có thể nhổ cỏ bằng tay, làm đất, sử dụng nước thích hợp vào dùng thuốc hoá học. Hiện nay, việc sử dụng thuốc hoá học để diệt trừ cỏ được coi là biện pháp hữu hiệu nhất vì nó tiết kiệm được công lao động, có thể sử dụng nhanh chóng trên diện rộng và được sử dụng ở nhiều thời điểm khác nhau, không cực nhọc, vất vả như các biệp pháp làm cỏ khác.
4. Phân loại thuốc trừ cỏ
- Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm: tức phun thuốc khi cỏ chưa mọc hoặc mới mọc được một lá, loại thuốc này phải phun sớm sau khi sạ lúa khoảng 1-3 ngày, cần trang bằng mặt ruộng và đất đủ ẩm. Sau phun vài ngày cho nước vào ruộng (1-3 ngày), không để ruộng khô sau khi phun thuốc. Một số loại trên thị trường như: Venus 300EC, Bebu 30WP…
- Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm: tức dùng thuốc khi cỏ đã mọc ra lá (cỏ có từ 2-7 lá tương ứng với lúa sạ được 7-20 ngày ). Loại thuốc này được lá cỏ hấp thu vào bên trong, do đó khi sử dụng, ruộng phải tháo cạn nước để lá cỏ tiếp xúc được với thuốc. Phun thuốc xong 1-3 ngày cho nước vào ruộng (không để nước ngập ngọn lúa) và giử mực nước trong ruộng phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của lúa ( Pyanchor 3EC sử dụng khi lúa được 7-20 ngày sau sạ , Pyanplus 6EC từ 10-14 ngày sau sạ…)
- Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm sớm: tức dùng thuốc khi cỏ đã mọc ra lá nhưng còn nhỏ (cỏ có từ 1- 3lá ) tương ứng lúa 3-7 ngày sau sạ. Sử dụng thuốc loại này rất có hiệu quả vì được cỏ hấp thu vừa qua lá vừa qua rễ. Loại sản phẩm này, có thể phun hoặc trộn với đất, phân bón để rải vào ruộng có nước xăm xấp (Star 10WP…)
5. Một số loại thuốc trừ cỏ cho lúa
Pyanchor 3EC
- Đặc điểm kỹ thuật
+ Hoạt chất Pyribenzoxi
+ Tác dụng chọn lọc, hậu nảy mầm, an toàn cho lúa
+ Xâm nhập vào cỏ chủ yếu qua lá
- Đối tượng phòng trừ: diệt cỏ hòa bản, năn lác và lá rộng như lồng vực, đuôi phụng trên lúa
- Cách sử dụng:
Sự dụng từ 8-20 ngày sau sạ hoặc cấy, tốt nhất là dùng từ 8-12 ngày sau sạ (cỏ mọc 2-3 lá); trừ cỏ đuôi phụng thì liều lượng cao hơn, phun sớm hơn
- Các lưu ý:
+ Phun đủ lượng nước và phun kỹ đảm bảo thuốc tiếp xúc đều với cỏ
+ Ruộng tương đối bằng phẳng. Khi phun tháo cạn nước đủ ẩm
+ Sau phun 1-3 ngày cho nước vào và giữ 3-5 ngày. Sau phun 4h trời mưa không
cần phun lại
Pyan Plus 6EC
- Đặc điểm kỹ thuật:
+ Hoạt chất Pyribenzoxim, Fenoxaprop – P- Ethyl
+ Phổ tác dụng rộng, có tính chọn lọc
+ Diệt trừ được các loại cỏ sau khi đã mọc hết
- Đối tượng phòng trừ: phòng trừ các loại cỏ: đuôi phụng, lồng vực, cháo, chác cho Lúa
- Cách sử dụng: phun từ 7-12 ngày sau sạ (cỏ mọc 2-3 lá)
- Các lưu ý: rút cạn nước ruộng hoặc đủ ẩm, sau phun 1-2 ngày cho nước vào ruộng và giữ chế độ nước
Star 10WP
- Đặc điểm kỹ thuật:
+ Hoạt chất Pyrazosulfuron Ethyl
+ Tác động nội hấp, xâm nhập vào cây cỏ qua lá, rễ
+ Tác dụng hậu nảy mầm sớm (cỏ 1-3 lá
+ Tính chọn lọc cao
- Đối tượng phòng trừ: diệt trừ cỏ lá rộng và hẹp trên ruộng lúa
- Cách sử dụng: phun khi 3-10 ngày sau sạ
- Các lưu ý:
+ Khi phun ruộng cần có nước xăm xắp hoặc đủ ẩm, sau khi phun giữ nước ruộng2-3 ngày
+ Có thể trộn với đất bột, cát hoặc phân bón để rải; khi rải ruộng cần có nước
+ Ruộng có nhiều cỏ đuôi phụng cần dùng liều cao và phun sớm 3-5 ngày.
Theo: Nongnghiep.vn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh (09/12/2024)
- Phòng bệnh ký sinh trùng trên cá bớp (25/11/2024)
- Tôm bị mềm vỏ sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả (12/11/2024)
- Môi trường mang thai của heo nái hậu bị ảnh hưởng tới sự phát triển trí não ở heo (30/10/2024)
- Bệnh lưỡi xanh: Cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng ngừa (15/10/2024)
- Một số kỹ thuật úm gà con (01/10/2024)