Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 31917 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Công nghệ mới để cải thiện khả năng kháng khuẩn trong cấy ghép (23/05/2014)
Xương hoặc răng cấy ghép trong cơ thể con người thường được chế tạo từ titan vì các thuộc tính chống ăn mòn và cơ học của vật liệu. Một lớp rất mỏng của bạc sau đó được thêm vào như một chất kháng khuẩn. Công nghệ này có một số nhược điểm, nhất là tính độc của bạc cũng như sự bào mòn lớp bạc làm giảm khả năng kháng khuẩn của thiết bị cấy ghép.
Nhóm nghiên cứu của GS. Paul Chu Kim-ho thuộc trường Đại học Thành phố Hồng Kông đã phát triển một công nghệ mới sử dụng các ống nano titan trên bề mặt của thiết bị cấy ghép titan. Với công nghệ này, người ta có thể bơm các ion bạc vào trong các ống nano cấy ghép.
Công nghệ ống nano đang rất được quan tâm trong lĩnh vực vật liệu và nghiên cứu của GS. Paul Chu Kim-ho cũng theo xu hướng này. Trong nghiên cứu của mình, các ion là các hạt nano bạc có đặc tính kháng khuẩn được GS. Paul Chu Kim-ho đưa vào các ống nano titan cho phép hạn chế những nhược điểm trên của thiết bị cấy ghép, loại bỏ được vi khuẩn như Escherichia coli etStaphylococcus aureus gây bệnh quanh thiết bị cấy ghép. Hơn nữa, với công nghệ này, các ion bạc có thể được kiểm soát, cho phép khả năng kháng khuẩn đảm bảo trong thời gian dài và không gây nguy hiểm cho con người.
Theo Thomson Reuters Web of Science, GS. Paul Chu Kim-ho là tác giả của hơn 1.000 bài trên các tạp chí khoa học, đặc biệt là trong các lĩnh vực huyết tương và các công bô bố khoa học này được xếp hạng trong top 100 thế giới và số 1 ở Hồng Kông).
Nguồn: www.vista.vn (Theo: http://www.bulletins-electroniques.com)
- Trung Quốc phát triển radar laser có thể 'mò kim dưới biển' (16/12/2024)
- Bơm nhiệt CO2 lớn nhất thế giới có thể sưởi cho 25.000 hộ (09/12/2024)
- Neuralink thử nghiệm điều khiển cánh tay robot bằng ý nghĩ (02/12/2024)
- Trung Quốc khởi động cỗ máy siêu trọng lực mạnh nhất thế giới (25/11/2024)
- Nhà máy năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới (18/11/2024)
- Xe điện mặt trời có thể chạy 1.600 km (12/11/2024)